aligndental

aligndental ĐẶT LỊCH

messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 084 269 9888

KIẾN THỨC VỀ NIỀNG RĂNG

Nha khoa Align Dental là hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn luôn mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội cả về công nghệ, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ

Răng Hàm Trên Bị Thụt Vào Trong: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

04/03/2024

Tình trạng răng hàm trên bị thụt vào là trường hợp phổ biến mà nhiều người sẽ gặp phải. Vậy làm sao để xử lý vấn đề này? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Răng hàm trên bị thụt vào không những gây ra sự bất tiện về mặt thẩm mỹ mà bên cạnh đó còn có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khoẻ. Vậy làm sao để khắc phục răng cửa thụt vào trong hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để tìm câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân răng hàm trên bị thụt vào

Răng hàm trên bị thụt vào là tình trạng răng hàm trên không nằm ở vị trí tương ứng với răng hàm dưới mà trái lại bị bao phủ bởi các răng hàm này. Tình trạng này cũng được mọi người thường gọi là tình trạng khớp cắn lệch hay hô.

Nguyên nhân răng hàm trên bị thụt vào

Nguyên nhân nhóm răng hàm bị thụt vào trong ở hàm trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó chúng ta có thể đề cập đến một vài nguyên nhân điển hình như là:

1.1. Tình trạng răng mọc sai lệch, khấp khểnh

Răng mọc khấp khểnh sai lệch và có xu hướng thụt vào bên trong được xem là nguyên nhân xuất phát từ răng. Nguyên nhân này có thể là do di truyền hay sự sai lệch của men răng, các thói quen xấu dẫn tới việc răng hàm trên bị bao phủ bởi răng hàm dưới. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên thì bạn có thể tham khảo qua phương pháp niềng răng hiệu quả từ Align Dental nhé.

1.2. Cung hàm mất đối xứng

Cung hàm phát triển quá cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng răng hàm trên thụt vào trong. Khi hàm dưới phát triển vượt quá so với hàm trên thì sẽ kéo theo răng hàm dưới sẽ nhô về phía trước nhiều hơn so với răng hàm trên.

1.3. Các tổn thương không mong muốn

Ngoài các yếu tố di truyền, bẩm sinh hay các thói quen xấu có thể dẫn đến tình trạng răng cửa thụt vào trong thì cũng có thể là do các bệnh lý. Một số bệnh lý khác như ung thư có thể dẫn đến tình trạng trên nhưng không quá nguy hiểm.

2. Dấu hiệu răng hàm trên bị thụt vào trong

Dấu hiệu răng cửa bị thụt vào trong có thể quan sát qua khuôn mặt và cả tình trạng răng miệng ở mỗi người. Khuôn mặt của người có hàm trên thụt vào sẽ có hình dáng như bị lệch khi nhìn ở góc nghiêng, cằm sẽ nhô ra nhiều và đường viền từ trán đến mũi, đến cằm sẽ không cân xứng.

Dấu hiệu răng hàm trên bị thụt vào trong

Khi quan sát răng miệng chúng ta thấy ở hàm trên nhóm răng cửa thụt vào trong và bị bao phủ bởi răng hàm dưới. Đây là điều mà khi ở hàm răng bình thường khó xảy ra, nếu mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến cách phát âm và kỹ năng ăn nhai của mỗi cá nhân.

3. Ảnh hưởng của răng hàm thụt vào trong

Tình trạng răng hàm thụt vào trong có nhiều cấp độ, có nặng, nhẹ hoặc ở mức trung bình. Chúng sẽ gây ra các vấn đề về mặt thẩm mỹ, sức khỏe đối với người mắc phải, chủ yếu là các trường hợp từ nặng tới trung bình.

3.1. Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ

Nhóm răng hàm bị thụt vào trong ở hàm trên đầu tiên sẽ gây ra các tác động về mặt thẩm mỹ. Khuôn mặt và hàm răng của người bệnh sẽ bị làm mất đi tính cân đối thẩm mỹ, góc nghiêng mặt bị lệch, khôi miệng không thể đóng cố định ở vị trí ban đầu.

Những ảnh hưởng về mặt tâm lý khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn về tinh thần, mặc cảm, ngại giao tiếp. Thêm vào đó, nhiều vấn đề kỳ thị cũng có thể xảy đến, những bất công cũng có thể sẽ xảy ra.

Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ

3.2. Ảnh hưởng cho sức khỏe

Ngoài tác động xấu đến thẩm mỹ gương mặt thì răng hàm trên thụt vào trong cũng có các tác động không nhỏ đến sức khoẻ. Điển hình nhất là sức khoẻ răng miệng có thể bị suy giảm, khớp cắn sai lệch dẫn đến việc ăn nhai khó khăn, việc cắn xé cần nhiều lực, có thể bị mòn răng, gây các bệnh lý về răng miệng.

Khi vấn đề ăn nhai bị ảnh hưởng thì hệ hô hấp của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, tình trạng răng cửa hàm trên bị thụt vào nếu ở mức độ nặng có thể sẽ ăn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ khoang miệng, hô hấp.

răng hàm trên bị thụt vào trong nên khớp cắn sai lệch, việc ăn nhai gặp ảnh hưởng, dùng nhiều lực nhai sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Hệ quả của tác động này là những cơn đau đầu dữ dội xảy ra thường xuyên và liên tục.

3.3. Ảnh hưởng đến việc giao tiếp

Các trường hợp răng cửa bị thụt vào trong quá nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bệnh nhân. Do phát âm bị ảnh hưởng nên bệnh nhân khó nói tròn vành rõ chữ, giọng bị líu, ngọng ảnh hưởng đến giao tiếp.

Xem thêm: Nguyên Nhân Hàm Răng Dưới Chìa Ra Ngoài Và Hướng Khắc Phục

4. Phương pháp điều trị răng hàm trên bị thụt vào trong

Răng hàm trên bị thụt vào trong có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp tùy theo mức độ, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân.

  • Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng răng cửa thụt vào trong mức độ nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến khớp cắn thì có thể lựa chọn bọc răng sứ. Phương pháp này không mất nhiều thời gian, không mất quá nhiều tiền bạc và có thể sử dụng đối với các trường hợp nhẹ.

Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ

  • Nếu bệnh nhân gặp tình trạng răng thụt vào trong hoặc nghiêm trọng hơn, sai lệch khớp cắn, răng sai lệch hoàn toàn thì nên lựa chọn phương pháp niềng răng. Phương pháp này có thể khắc phục được tình trạng sai lệch của răng và cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn tốt cho sức khoẻ bệnh nhân. Tuy nhiên thời gian niềng răng khá lâu khoảng từ 12 - 36 tháng.
  • Còn một trường hợp nữa chính là răng cửa hay hàm trên thụt vào là vì các nguyên nhân về xương hàm. Nếu là nguyên nhân này thì phẫu thuật chỉnh hàm là phương pháp giúp khắc phục hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật này sẽ có tính rủi ro cao nên cần tiến hành bởi các bác sĩ đầu ngành, đồng thời cũng tốn kém khá nhiều tiền bạc vì cần thời gian hồi phục.

Để biết chính xác bản thân nên lựa chọn phương pháp điều trị nào bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám. Khi xác định được tình trạng răng miệng của mình chính xác bạn có thể đưa ra quyết định cho mình dưới sự tham vấn của bác sĩ nha khoa.

Bài viết trên đã mang đến bạn thông tin cụ thể về răng hàm trên bị thụt vào và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bạn đã có cho mình nhiều thông tin bổ ích khi theo dĩ bài viết này. Nếu bạn còn thắc mắc nào về vấn đề này hãy liên hệ ngay với Align Dental để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng nhé!

Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:

Nguyễn Mạnh Thành

Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental

  • Giảng viên đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
  • Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011

dịch vụ nha khoa

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Customized Abutment Là Gì? Có Mấy Loại Trong Cấy Ghép Implant

Customized abutment là gì? có mấy loại trong cấy ghép implant

Răng Tạm Trên Implant Là Gì? Có Mấy Loại? Lưu ý cần biết

Răng tạm trên implant là gì? có mấy loại? lưu ý cần biết

Đánh Giá Trụ Implant Mỹ: Đặc Điểm, Giá Trụ Implant Mỹ Mới Nhất

Đánh giá trụ implant mỹ: đặc điểm, giá trụ implant mỹ mới nhất

#Trồng Răng Số 5 Giá Bao Nhiêu? Nên Dùng Phương Pháp Nào?

#trồng răng số 5 giá bao nhiêu? nên dùng phương pháp nào?

aligndental

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN