aligndental

aligndental ĐẶT LỊCH

messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 084 269 9888

KIẾN THỨC VỀ NIỀNG RĂNG

Nha khoa Align Dental là hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn luôn mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội cả về công nghệ, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ

[Hỏi Đáp] Xương Hàm Mỏng Có Niềng Răng Được Không?

22/07/2023

Nếu xương hàm mỏng có niềng răng được không? Có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp tất tần tật về vấn đề này qua bài viết dưới đây cùng Align Dental bạn nhé!

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha tuyệt vời, tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này bệnh nhân cần có xương hàm và răng chắc khỏe. Vậy nếu xương hàm mỏng có niềng răng được không? Có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp tất tần tật về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xương hàm mỏng và dấu hiệu nhận biết là gì?

Xương và răng đủ chắc khoẻ là yêu cầu cần có để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn, hiệu quả. Chính vì vậy nhiều người lo lắng không biết nếu xương hàm mỏng có niềng răng được không? Làm sao để phát hiện hay nhân biết tình trạng xương hàm của mình?

Thông thường chân răng sẽ được bao bọc bởi xương ổ răng và các dây chằng xung quanh răng. Bao bọc bên ngoài xương ổ răng chính là lớp vỏ xương hàm cứng chắc giúp tạo nên hình thể của xương hàm.

Xương hàm mỏng có niềng răng được không? Nhận biết thế nào?

Xương hàm mỏng là trường hợp thể tích xương bao quanh chân răng và lớp vỏ xương mỏng hơn so với bình thường. Để kiểm tra nhận biết thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kiểm tra chụp phim X-quang.

Qua quá trình chụp phim bác sĩ sẽ phát hiện, đánh giá và chẩn đoán về tình trạng xương của bệnh nhân. Phim sử dụng trong trường hợp này là loại phim đo sọ nghiêng Cephalometric hoặc phim cắt lớp chùm tia hình nón CTCB.

Đây là giai đoạn quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình niềng răng cũng như hiệu quả của ca niềng. Quy trình kiểm tra phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và đặc biệt là phải sử dụng trang bị, máy móc và điều chỉnh thông số kỹ thuật đúng tiêu chuẩn.

2. Xương hàm mỏng có niềng răng được không?

Niềng răng là quá trình bác sĩ sẽ dùng các khí cụ để tác động lực lên răng nhằm kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn. Do đó răng và xương hàm sẽ chịu áp lực trong quá trình nắn chỉnh, đồng thời khi răng di chuyển đến đâu thì việc tiêu xương và bồi đắp xương sẽ diễn ra liên tục.

Vì vậy yêu cầu xương hàm và răng đủ độ chắc chắn cũng như đủ diện tích là một điều hợp lý. Bởi nếu xương hàm quá mỏng sẽ không đảm bảo thể tích cho chân răng di chuyển an toàn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu xương hàm mỏng có niềng răng được không? Vì sao?

Vậy nếu rơi vào trường hợp xương hàm mỏng có niềng răng được không? Đáp án sẽ phục thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của từng bệnh nhân có răng hàm mỏng.

  • Bệnh nhân xương hàm mỏng có tình trạng răng hô, móm mức độ nặng thì sẽ không nên niềng răng. Những trường hợp răng sai lệch nhiều, mức độ nghiêm trọng thì sẽ cần can thiệp nhổ răng cùng với dùng lực siết khá nhiều để đảm bảo răng dịch chuyển.

Tình trạng xương hàm yếu sẽ không thể đáp ứng được cho quá trình siết lực nắn chỉnh. Bác sĩ sẽ không thể dùng lực tối đa để kéo chỉnh răng trước như mong muốn từ đó kết quả niềng răng không hiệu quả.

  • Trường hợp thứ 2 khi bệnh nhân niềng răng sai lệch mức độ nhẹ, không cần nhổ răng và dùng nhiều lực kéo lùi thì có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác bác sĩ phải kiểm tra sức khoẻ xương hàm, tiên lượng trục răng để có kết luận cuối cùng.

Xem thêm: Răng Sâu Có Niềng Được Không? Những Lưu Ý Khi Niềng Răng Sâu

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu niềng răng khi xương hàm mỏng?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người quan tâm xương hàm mỏng có niềng răng được không mà bởi thực tế đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nếu xương hàm mỏng không đủ điều kiện thực hiện niềng răng nhưng vẫn niềng hoặc không được phát hiện sớm sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguy cơ gì xảy đến khi niềng răng có xương hàm mỏng

Các biến chứng có thể xảy ra khi đó sẽ bao gồm những cơn đau nhức bất thường, lợi bị tụt, lộ chân răng, răng lung lay, các bệnh lý răng miệng,... Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời thì bệnh nhân niềng răng có thể đối mặt với nguy cơ mất răng do tiêu xương, tiêu chân răng.

Xương ổ răng không đủ diện tích nên chân răng không được bao bọc và khi dịch chuyển sẽ đụng trúng xương vỏ. Lúc này chân răng có thể bị tiêu hoặc xương vỏ bị tiêu và gây nhiều ảnh hưởng cho sức khoẻ, thẩm mỹ.

4. Các phương pháp niềng răng xương hàm mỏng hiệu quả hiện nay

Ngoài yếu tố thực trạng răng miệng của bệnh nhân và tay nghề bác sĩ thì việc xương hàm mỏng có niềng răng được không còn phục thuộc vào phương pháp lựa chọn. Hãy cùng điểm tên các phương pháp niềng răng hiệu quả có thể áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có xương hàm mỏng như là:

  • Niềng răng mắc cài truyền thống

Niềng răng mắc cài truyền thống là một trong những phương pháp chỉnh nha vô cùng hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn cho mình. Phương pháp này sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tiến hành siết lực nhằm kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn.

Bạn có thể lựa chọn mắc cài niềng răng bằng nhiều chất liệu khác nhau như là niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê,... Ưu điểm chung của phương pháp niềng răng này là có chi phí phải chăng, hiệu quả niềng răng tốt.

Tuy nhiên phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài truyền thống vẫn có hạn chế đôi chút về mặt thẩm mỹ và sinh hoạt. Theo đó vì hệ thống mắc cài dây cung cố định vào răng nên việc ăn uống, vệ sinh còn nhiều trở ngại, gây vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân.

  • Niềng răng với mắc cài tự buộc

Niềng răng với mắc cài tự buộc hay còn gọi là mắc cài tự đóng, mắc cài tự khoá. Đây là phương pháp chỉnh nha cải tiến từ phương pháp mắc cài truyền thống với sự tích hợp của hệ thống nắp trượt tự động.

Thông qua khí cụ này thì dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp tự điều chỉnh lực không cần đến sự hỗ trợ thủ công của người niềng hay bác sĩ. Hệ thống này sẽ hạn chế được vấn đề bung tụt dây chun thường gặp ở phương pháp truyền thống, tối ưu thời gian chỉnh nha.

So với sử dụng mắc cài thường, mắc cài tự buộc sẽ có cấu tạo có phần gồ ghề hơn tuy nhiên sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng từ 3 - 5 tháng.

Xương hàm mỏng có niềng răng được không? Nên lựa chọn phương pháp nào?

  • Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Ngoài những phương pháp niềng răng mắc cài thường, mắc cài tự khoá thì người xương hàm mỏng cũng có thể tham khảo mắc cài mặt trong. Cách chỉnh nha sử dụng mắc cài mặt lưỡi sẽ giúp xử lý được các vấn đề khuyết điểm răng miệng hiệu quả và đảm bảo về mặt thẩm mỹ vì mắc cài được dấu ở mặt trong răng.

Tuy nhiên vì vậy mà việc vệ sinh răng miệng cũng tương đối khó khăn và chi phí thực hiện cũng cao hơn so với phương pháp thường.

  • Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt hay niềng invisalign cũng là một đề xuất lý tưởng cho người có xương hàm mỏng muốn niềng răng. Bệnh nhân sẽ được chỉnh nha bằng khay niềng được sản xuất riêng phù hợp với điều kiện sai lệch của răng miệng.

Ưu điểm của phương pháp này là không gây khó chịu, đau tức, dễ dàng ăn uống vệ sinh và có thẩm mỹ tối ưu. Đây là lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân có tình trạng sai lệch ở mức độ nhẹ tối ưu thời gian điều trị.

Xong, niềng răng trong suốt sẽ có chi phí khá cao vì được sản xuất điều trị với nền tảng công nghệ cao và sản xuất tại Mỹ. Bệnh nhân có thể tham khảo các loại khay niềng trong nước để tiết kiệm chi phí nếu muốn.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về việc xương hàm mỏng có niềng răng được không và những nguy hiểm có thể xảy ra khi thực hiện. Hy vọng qua những chia sẻ trên từ Align Dental bạn đã có thêm cho mình những dữ liệu hữu ích và có thể yên tâm về quyết định của mình.

Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:

Nguyễn Mạnh Thành

Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental

  • Giảng viên đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
  • Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011

dịch vụ nha khoa

BÀI VIẾT NỔI BẬT

[Hỏi - Đáp] Niềng Răng Có Hết Cằm Lẹm Không? Phương Pháp Xử Lý

[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý

Mặt Lệch Bên Phải Thì Nhai Bên Nào? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất

Niềng Răng Vẩu Mất Bao Lâu? Quy Trình Niềng Răng Vẩu Tại Align Dental

Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental

Nguyên Nhân Bị Dây Cung Đâm Vào Má? Cách Xử Lý Nhanh Chóng?

Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?

aligndental

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN