Tụt Lợi Khi Niềng Răng Là Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
27/07/2023
Tụt lợi khi niềng răng là gì? Ảnh hưởng đến răng ra sao? Và hướng khắc phục là gì? Hãy cùng Align Dental tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết bên dưới.
- 1. Tụt lợi khi niềng răng là gì?
- 2. Những biến chứng khi xảy ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng
- 2.1. Răng lung lay hoặc rụng vĩnh viễn
- 2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
- 2.3. Khó khăn trong ăn uống
- 2.4. Ảnh hưởng đến nụ cười
- 3. Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi
- 3.1. Sự tồn tại của các mảng bám cao răng
- 3.2. Mắc các bệnh lý về răng miệng
- 3.3. Đánh răng sai cách
- 3.4. Lực siết mắc cài không phù hợp với răng
- 3.5. Chế độ ăn uống không phù hợp
- 4. Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi
- 4.1. Đối với trường hợp nhẹ
- 4.2. Đối với trường hợp nặng
- 5. Các biện pháp phòng tránh bị tụt lợi khi niềng răng
Quá trình niềng răng có thể xảy ra một vài biến chứng, và tụt lợi là một trong số đó. Vậy tụt lợi khi niềng răng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết bên dưới.
1. Tụt lợi khi niềng răng là gì?
Tụt lợi khi niềng răng là hiện tượng lợi (nướu) di chuyển vào bên trong chân răng hay thậm chí là mất dần trong quá trình niềng răng. Lúc này, chân răng sẽ lộ rõ ra khiến phần thân răng trông dài hơn so với các răng khác.
Tụt lợi khi niềng răng khiến chân răng lộ rõ, thân răng trông dài hơn bình thường, rất mất thẩm mỹ
Ban đầu thì các dấu hiệu bị tụt lợi khi niềng răng không quá rõ ràng. Nhưng càng về sau thì tình trạng càng nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể đối mặt với một vài rắc rối và hệ lụy không mong muốn như:
- Răng dễ bị chảy máu trong quá trình vệ sinh răng miệng, nhất là khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
- Răng tại phần lợi bị thu hẹp trở nên nhạy cảm và yếu hơn, dễ bị ê buốt, lung lay, gãy rụng,…
- Phần lợi bị thu hẹp lại nên răng trông dài hơn, rất mất thẩm mỹ.
- Lợi có màu sậm hơn bình thường và có thể bị sưng.
- Hơi thở có mùi, nhất là vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
2. Những biến chứng khi xảy ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng
Ngoài những điều khó chịu như nói trên thì niềng răng bị tụt lợi còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau.
2.1. Răng lung lay hoặc rụng vĩnh viễn
Quá trình tụt lợi diễn ra từ từ trong “âm thầm” nên rất khó để nhận biết. Đến khi phát hiện thì tình hình đã nghiêm trọng, phần chân răng đã quá mòn, kết hợp với tình trạng viêm chân răng kéo dài sẽ khiến răng bị lung lay, thậm chí là gãy rụng vĩnh viễn.
Lợi bị tụt khi niềng răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, khiến răng bị yếu, lung lay,…
2.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Bị tụt lợi khi niềng răng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Bởi chân răng bị mòn, kẽ răng bị thưa là điều kiện để thức ăn bám vào và vi khuẩn tấn công vào chân răng. Khi không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ dẫn đến viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu, sâu răng,…
2.3. Khó khăn trong ăn uống
Vì tụt lợi khi niềng răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn nên bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Cụ thể, khi ăn những món nóng hoặc lạnh thì răng sẽ bị ê buốt, rất khó chịu. Ngoài ra, phần chân lộ ra mà không được lợi bảo vệ nên dễ bị mòn và tổn thương hơn bình thường.
2.4. Ảnh hưởng đến nụ cười
Tụt lợi khiến răng trông dài hơn, phần lợi trở nên sẫm màu,… Điều này có thể ảnh hưởng đến nụ cười của bạn. Nếu làm việc trong lĩnh vực đòi hỏi giao tiếp hàng ngày thì đây sẽ là yếu điểm khiến bạn đánh mất sự tự tin và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Bị tụt lợi khi niềng răng còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
3. Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi
Việc tìm kiếm nguyên nhân bị tụt lợi khi niềng răng là rất quan trọng, giúp bạn có cách phòng tránh và khắc phục hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân của hiện tượng này.
3.1. Sự tồn tại của các mảng bám cao răng
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là một vấn đề nan giải. Rất nhiều người cảm thấy khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng khi niềng răng. Lâu dần, tạo điều kiện để thức ăn và mảng bám bám vào kẽ răng, hình thành cao răng. Đây chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến viêm lợi, tụt lợi.
3.2. Mắc các bệnh lý về răng miệng
Các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, viêm nha chu,… nếu không được điều trị hiệu quả trước và trong khi niềng răng thì có thể dẫn đến tụt lợi. Có thể thấy, tụt lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Và các bệnh về răng miệng cũng là tác nhân gây ra tụt lợi.
Răng miệng bị vấn đề, nhiều mảng bám, thường xuyên bị viêm chân răng,… là nguyên nhân dễ gây tụt lợi khi niềng răng
3.3. Đánh răng sai cách
Một nguyên nhân khác gây tụt lợi khi niềng răng chính là đánh răng sai cách, cụ thể là đánh quá mạnh và chà xát quá nhiều vào chỗ chân răng. Điều này sẽ khiến phần lợi tại chân răng bị tổn thương nghiêm trọng, nhất là khi bạn sử dụng bàn chải cứng trong thời gian dài.
3.4. Lực siết mắc cài không phù hợp với răng
Quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đeo mắc cài liên tục. Nhưng nếu lực siết mắc cài quá mạnh thì có thể khiến lợi bị áp lực, dẫn đến tụt dần. Nghiêm trọng hơn là chân răng lộ ra và răng bị lung lay. Đó chính là lý do khi thấy lực kéo của mắc cài quá mạnh, quá sức chịu đựng của răng bị bạn cần thông báo ngay với nha sĩ để được điều chỉnh.
3.5. Chế độ ăn uống không phù hợp
Trong quá trình niềng răng, bạn cần thận trọng khi ăn uống. Bởi việc nhai thức ăn cứng, dai thường xuyên có thể khiến mắc cài bị bung, giãn hay phải đối mặt với các sự cố như tụt lợi, viêm răng, răng lung lay,… Lý tưởng nhất vẫn là ăn thức ăn được nấu chín mềm, nhừ hoặc các thức ăn loãng, dễ nuốt.
Ăn thức ăn cứng, dai trong quá trình niềng răng làm tăng nguy cơ bị tụt lợi
4. Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi
Tùy vào từng trường hợp mà bạn có cách khắc phục hiện tượng tụt lợi khi niềng răng cho phù hợp.
4.1. Đối với trường hợp nhẹ
Trường hợp bị tụt lợi nhẹ, không gây mất thẩm mỹ và cũng không ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống thì cách khắc phục khá đơn giản. Đó là vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy cao răng định kỳ. Điều này giúp răng miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám thức ăn tối ưu.
Đối với trường hợp khó chịu hơn một tý, tức là răng hơi ê buốt, chân răng hơi mòn thì nha sĩ sẽ giúp bạn chọn loại kem đánh răng phù hợp. Đồng thời, hướng dẫn bạn ngậm gel flour cũng như sử dụng vật liệu hàn răng để cải thiện tình hình.
4.2. Đối với trường hợp nặng
Trường hợp nặng ở đây là khi lợi bị tụt quá sâu hay thậm chí là biến mất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ cũng như quá trình ăn uống. Lúc này, nha sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật ghép mô nướu. Việc này vừa giúp phục hồi phần lợi để bảo vệ chân răng, vừa giúp bạn tự tin khi cười.
Phẫu thuật ghép mô nướu bao gồm các phương pháp như ghép lợi tự thân, ghép mô sinh học từ người khác. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mỗi phương pháp, nhưng thường là từ 6 - 12 tháng.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà nha sĩ có hướng điều trị tụt lợi khi niềng răng phù hợp
Xem thêm: [Hỏi Đáp] Xương Hàm Mỏng Có Niềng Răng Được Không?
5. Các biện pháp phòng tránh bị tụt lợi khi niềng răng
Ngoài các cách khắc phục nói trên thì bạn cần chủ động phòng tránh tình trạng tụt lợi khi niềng răng bằng cách phương pháp sau.
- Chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp với người đang niềng răng. Thực hiện đánh răng từ từ, nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng.
- Sau khi đánh răng thì súc miệng bằng nước súc miệng dành cho người niềng răng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám thức ăn, ngăn ngừa sự hình thành cao răng.
- Định kỳ 6 tháng lấy cao răng một lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng tránh nguy cơ bị tụt lợi và các vấn đề răng miệng khác.
- Thận trọng trong ăn uống, tránh xa các thực phẩm dai cứng hay những món quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chủ động điều trị các bệnh lý về răng miệng trước khi thực hiện niềng răng. Quá trình niềng răng, tuân theo hướng dẫn và lịch tái khám của nha sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường.
Đặc biệt, nên thực hiện niềng răng ở các phòng nha uy tín và chất lượng. Nha khoa Align Dental là địa chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu này. Bởi nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn.
Ngoài ra, Align Dental còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, đạt tiêu chuẩn chất lượng y khoa. Không chỉ phục vụ tốt quá trình thăm khám và điều trị mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe khách hàng.
Bên cạnh đó, bất kể là sử dụng dịch vụ nào tại Align Dental, khách hàng đều được cung cấp phác đồ chi tiết, chính xác và phù hợp với từng lộ trình, điều kiện, yêu cầu của khách hàng. Khách hàng hoàn toàn an tâm và hài lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Và cuối cùng, sự nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp của các chuyên viên chăm sóc khách hàng tại Align Dental chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm không thể tốt hơn.
Mọi nhu cầu điều trị tụt lợi khi niềng răng hoặc sử dụng các dịch vụ chất lượng khác tại Align Dental, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua hotline 084 269 9888 hoặc 0904.560.411. Nhân viên sẽ tư vấn dịch vụ và hỗ trợ quý khách đặt lịch nhanh chóng, tiện lợi.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong/
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN