Hướng Dẫn Xử Lý Tuột Dây Cung Khi Niềng Răng Đúng Cách
26/12/2023
Nếu bạn đang bị tuột dây cung khi niềng răng mà không biết phải làm thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn của chúng tôi dưới đây.
Khi niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp răng dịch chuyển dần về vị trí chuẩn nhưng thời gian chỉnh nha kéo dài từ 1 - 3 năm. Vậy nên thời gian chỉnh nha dài sẽ khó tránh khỏi một vài sự cố như tuột dây cung khi niềng răng hoặc đứt dây cung. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Align Dental tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Các trường hợp tuột dây cung khi niềng răng phổ biến là gì?
Khi niềng răng mắc cài kim loại, việc dây cung bị tuột có thể xảy ra và đòi hỏi sự can thiệp đúng đắn từ bác sĩ nha khoa. Dưới đây là những tình huống phổ biến và cách xử lý:
- Dây cung bị tuột: Nếu dây cung bị tuột ra khỏi mắc cài, nguyên nhân có thể là do lực kéo của răng khi dịch chuyển, chốt khóa gãy hoặc dây thun cố định đứt. Bác sĩ nha khoa sẽ cần kiểm tra và đặt lại dây cung sao cho sát khít và đảm bảo lực tác động đúng hướng.
- Đứt dây cung niềng răng: Trong trường hợp niềng răng bị đứt dây cung, cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa. Dây cung đâm chọc vào nướu hay má có thể gây chảy máu và tổn thương mô mềm trong miệng. Bác sĩ sẽ thay thế dây cung và điều chỉnh niềng răng nếu cần thiết.
- Bung dây cung niềng răng: Khi dây cung bị thừa thò ra và đâm vào má, nướu, cần ngay lập tức thăm bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ điều chỉnh và đặt lại dây cung để tránh tổn thương và đảm bảo răng di chuyển đúng hướng.
Hướng dẫn xử lý tuột dây Cung Khi Niềng Răng Đúng Cách
2. Những ảnh hưởng khi bị tuột dây cung khi niềng răng
Việc tuột dây cung khi niềng răng cũng mang đến những ảnh hưởng không mong muốn như:
- Dây cung đâm vào má, nướu, môi: Khi dây cung bị tuột ra ngoài mà không xử lý một cách kịp thời thì sẽ xảy ra tình trạng dây cung đâm vào má, môi hoặc nướu. Điều này sẽ khiến người đeo niềng đau đớn, gây khó khăn trong quá trình nhau và giao tiếp. Đây cũng là một trong những tình trạng khiến người niềng răng cảm thấy lo lắng và cần phải giải quyết.
- Thời gian niềng răng sẽ kéo dài nếu bạn bị đứt dây cung niềng răng, dây cung niềng răng bị lỏng. Điều này sẽ xảy ra nếu bạn không đến nha sĩ kịp thời để xử lý, từ đó sẽ làm chậm quá trình điều chỉnh và làm đẹp hàm răng.
Những ảnh hưởng khi bị tuột dây cung khi niềng răng
3. Hướng dẫn xử lý tuột dây cung khi niềng răng đúng cách
Nếu bạn nhận thấy dây cung bị tuột, bung dây cung niềng răng hay đứt dây cung niềng răng mà không thể tự giải quyết được hãy đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được can thiệp.
Đặc biệt đối với những trường hợp dây cung niềng răng bị lỏng hay bị đứt làm chọc vào má và nướu có thể dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời. Đối với những trường hợp nhẹ hơn có thể sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng làm cho quá trình niềng răng bị chậm hoặc không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Vậy nên, nếu bạn không đến bác sĩ để điều chỉnh càng sớm càng tốt thì bạn sẽ không ngăn chặn và khắc phục kịp thời. Để đảm bảo hiệu suất niềng răng luôn được duy trì bạn hãy đi tái khám bác sĩ thường xuyên.
Xem thêm: Đeo Dây Thun Khi Niềng Răng Để Làm Gì? Những Lưu Ý Khi Dùng
4. Phải làm sao để không tuột dây cung khi niềng răng?
Để tránh được tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Bạn nên lưu ý đến những điều dưới đây:
- Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng: Đối với người đang niềng răng, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách là quan trọng. Dù có sự cản trở từ mắc cài, bạn cần tăng cường vệ sinh bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện. Chải răng theo hình xoay tròn hoặc dọc tại vị trí gắn mắc cài để đảm bảo làm sạch hiệu quả.
- Không nên ăn những thực phẩm dai và cứng: Khi đang niềng răng, tránh ăn thực phẩm có độ dài hoặc cứng cao. Các thực phẩm như đồng hồ, quả đá có thể tạo áp lực lớn lên các mắc cài và dây cung, tăng nguy cơ bung tuột. Hãy ưu tiên ăn thức ăn mềm, được xé nhỏ để giảm áp lực và duy trì độ bền của mắc cài và dây cung.
- Luôn vận động nhẹ nhàng để tránh va đập: Trong quá trình niềng răng, hạn chế hoạt động có thể tạo áp lực mạnh lên mắc cài và dây cung, khiến bung dây cung niềng răng hay đứt dây cung niềng răng. Nếu tham gia thể thao hoặc tập thể dục hãy chọn những hoạt động nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng hàm bảo vệ.
Phải làm sao để không bị tuột dây cung?
Trên đây, Nha khoa Align Dental đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tuột dây cung khi niềng răng hay tình trạng dây cung niềng răng bị lỏng. Hy vọng, qua những thông tin này có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để quá trình niềng răng diễn ra được tốt nhất. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm một số phương pháp niềng răng khác để hạn chế được các sự cố chỉnh ra.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong/
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN