So Sánh Giữa Phương Pháp Nâng Xoang Kín Và Nâng Xoang Hở
03/07/2023
Nâng xoang hở là gì? Tại sao lại cần nâng xoang khi trồng implant? Nên chọn phương pháp nâng xoang nào? Cùng xem ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
- 1. Nâng xoang là gì?
- 2. Đối tượng cần thực hiện nâng xoang gồm những ai?
- 3. So sánh giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở
- 3.1. Nâng xoang kín
- 3.2. Nâng xoang hở
- 4. So sánh quy trình thực hiện nâng xoang kín và nâng xoang hở
- 4.1. Quy trình nâng xoang kín
- 4.2. Quy trình nâng xoang hở
- 5. Nâng xoang khoảng bao lâu thì cấy Implant được?
Khi cấy ghép implant sẽ có nhiều trường hợp bệnh nhân được chỉ định nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở trước khi thực hiện. Vậy nâng xoang là gì? Tại sao lại cần nâng xoang khi trồng implant? Nên chọn phương pháp nâng xoang nào? Cùng tìm câu trả lời cho mình qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Nâng xoang là gì?
Nâng xoang là phương pháp phẫu thuật ghép xương hàm chuyên dùng cho hàm trên nhằm giúp tăng mật độ, thể tích ở vùng răng hàm trên. Đây là kỹ thuật cần thiết để đảm bảo điều kiện xương hàm trên có thể thực hiện cấy trụ implant và có thể tương thích tốt không bị đào thải sau thời gian sử dụng.
Hàm trên không đủ điều kiện cấy ghép implant thì cần phải nâng xoang hỗ trợ
Nâng xoang hàm có thể thực hiện bổ sung xương thật hoặc xương nhân tạo tùy theo điều kiện của từng bệnh nhân. Phương pháp này sẽ hỗ trợ cho hàm trên cần cắm răng implant nhưng bị tiêu xương, xương bị thiếu hụt do diện tích xương ổ răng lớn, xoang hàm mở rộng.
Biện pháp này thường được dùng để hỗ trợ phục hình cho các vị trí răng hàm trên bị mất phổ biến như răng 4, 5, 6, 7. Hiện nay có 2 phương pháp nâng xoang chính là nâng xoang kín và nâng xoang hở sẽ được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng tiêu xương của bệnh nhân.
2. Đối tượng cần thực hiện nâng xoang gồm những ai?
Không phải tất cả các trường hợp trồng răng implant đều phải thực hiện nâng xoang hàm mà chỉ khi bạn rơi vào một trong những tình trạng như:
- Mất 1 hoặc nhiều răng hàm trên trong nhiều năm dẫn đến tiêu xương không đủ diện tích, mật độ, chiều cao để cấy ghép implant thì cần tiến hành thực hiện
- Trường hợp mới mất răng chưa xuất hiện tình trạng tiêu xương nhưng do ảnh hưởng của răng mất có kích thước lớn, thiếu hụt xương hàm trên bẩm sinh
- Xương hàm trên thấp, bị tụt sâu cần thực hiện nâng xoang để trụ implant có đủ diện tích để bám chắc ổn định
Có thể nói khi điều kiện xương hàm tốt, đủ tiêu chuẩn để cấy trụ implant ổn định và không đụng vào xoang thì không cần nâng xoang. Ngược lại nếu qua quá trình kiểm tra, thăm khám chụp phim xác định bệnh nhân rơi vào các trường hợp thiếu hụt xương hàm trên thì cần thực hiện phẫu thuật nâng xoang.
3. So sánh giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở
3.1. Nâng xoang kín
Nâng xoang kín giống như tên gọi của mình là một kỹ thuật nâng xoang thực hiện từ bên trong. Xương nhân tạo hoặc tự nhiên sẽ được bơm vào vị trí cần phục hình chân răng thông qua một lỗ nhỏ dưới nướu.
Vị trí này cũng là nơi mà implant sẽ được đặt vào và được thực hiện cùng lúc hạn chế việc phẫu thuật quá nhiều.
-
Các trường hợp áp dụng
Phương pháp này chỉ thích hợp cho những trường hợp xương hàm trên không quá thấp, chiều cao phải đảm bảo từ 4 - 8mm. Đáy xoang phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi như không có vách ngăn, không có dịch, không bị gồ ghề, dị tật.
-
Ưu điểm của nâng xoang kín
So với nâng xoang hở thì nâng xoang kín ít xâm lấn hơn, ít tác động đến mô mềm nên hạn chế sưng đau cho khách hàng.
-
Nhược điểm
Phương pháp này chỉ áp dụng được với một số trường hợp nhất định và phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn, kỹ thuật cao.
Nâng xoang kín và nâng xoang hở được áp dụng cho ghép xương hàm trên
3.2. Nâng xoang hở
Nâng xoang hở hay còn được gọi là phương pháp nâng xoang bằng cửa sổ bên là biện pháp nâng xoang thông qua nướu bên cạnh răng mất. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vách ngăn ở vị trí nướu nơi răng mất để bơm xương vào.
Quá trình này cần vạch một khoảng nướu lớn và cần bóc tách lớp mô để lộ phần xương hàm.
-
Trường hợp áp dụng
Phương pháp này có thể đáp ứng nhu cầu nâng xoang của cho nhiều trường hợp hơn so với nâng xoang kín. Bệnh nhân thiếu xương nhiều, chiều cao thấp dưới 3mm, xoang bị tụt quá sâu, cần bổ sung nhiều xương cũng như phần đáy xoang không thuận lợi.
-
Ưu điểm của phương pháp
Hỗ trợ nâng xoang hàm cho nhiều trường hợp khó mà nâng xoang kín không thể thực hiện được.
-
Nhược điểm
Kỹ thuật nâng xoang hở cần xâm lấn nhiều hơn do tình trạng tiêu xương nặng do đó sẽ gây sưng đau nhiều hơn. Bệnh nhân cần thời gian tịnh dưỡng phục hồi xương và xoang ổn định mới có thể tiến hành cấy trụ implant.
4. So sánh quy trình thực hiện nâng xoang kín và nâng xoang hở
Quy trình nâng xoang kín và nâng xoang hở cơ bản sẽ không quá khác nhau mà khác biệt chủ yếu là ở kỹ thuật ứng dụng. Dưới đây là quy trình cụ thể của hai phương pháp nâng xoang này mà bạn có thể tham khảo so sánh:
4.1. Quy trình nâng xoang kín
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra sức khoẻ bệnh nhân
Trước khi bắt đầu quá trình nâng xoang kín theo phác độ trồng răng implant thì bác sĩ cần kiểm tra thăm khám sức khoẻ bệnh nhân trước khi thực hiện. Sau khi xác nhận trạng thái sức khỏe, răng miệng đều đáp ứng thì bác sĩ sẽ chụp phim nhằm xác định vị trí phẫu thuật.
Bước 2: Xác định tỉ lệ chính xác và mở nướu
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương trước đó và tính toán dung tích, kích thước và mọi thứ trước khi bắt đầu mở nướu. Vị trí nướu dưới chân răng sẽ được mở một lỗ nhỏ khoảng 3,6mm để tạo mối liên kết cho các bước tiếp sau.
Bước 3: Tiến hành nâng xoang
Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác kỹ thuật cần thiết để đặt ống chuyên dụng để nâng xoang hàm lên cao. Tiếp đó xương chuẩn bị trước sẽ được bơm vào trong xương hàm với số lượng phù hợp.
Bước 4: Cắm implant và khâu vạt nướu hoàn tất
Lúc này có thể thực hiện cắm implant cùng với xương nhân tạo để đẩy nhanh thời gian trồng răng và không cần phẫu thuật thêm lần nữa. Sau khi hoàn tất tất cả các yêu cầu thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu vạt nướu để hoàn thiện quy trình.
Quy trình nâng xoang kín có thể kết hợp với cắm trụ implant
4.2. Quy trình nâng xoang hở
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra răng miệng, sức khỏe
Bước đầu tiên trong quy trình nâng xoang hở cũng tương tự như quy trình nâng xoang kín. Ở thời điểm này bác sĩ sẽ kiểm tra xác định tình trạng xương hàm sức khỏe của bệnh nhân thêm lần nữa để đảm bảo có kế hoạch điều trị chuẩn xác.
Bước 2: Tiến hành vạch nướu, mở niêm mạc tách xương
Khi mọi thứ yêu cầu tiền phẫu thuật đã sẵn sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành vạch nướu dọc sóng vùng mất răng. Vết rạch đi từ nướu niêm mạc đến màng xoang để lộ bề mặt xương hàm.
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để tách màng xoang và cố định tạm thời để ghép xương vào.
Bước 3: Ghép xương hàm
Thông qua lỗ khoan xương chuẩn bị sẽ được bơm vào để làm đầy vùng màng xoang đến khi vừa đủ.
Bước 4: Khâu đóng niêm mạc
Cuối cùng sau khi hoàn tất ghép xương bác sĩ sẽ khâu đóng niêm mạc và hẹn lịch tái khám cùng cấy ghép implant cho bệnh nhân.
Nâng xoang hở cần có thời gian phục hồi lành thương rồi mới cấy
5. Nâng xoang khoảng bao lâu thì cấy Implant được?
Tuỳ vào phương pháp nâng xoang lựa chọn là nâng xoang hở hay nâng xoang kín cùng trường hợp cụ thể mới có thể xác định được thời gian cấy implant. Trong trường hợp được phép thì bệnh nhân có thể được cấy implant cùng lúc với phương pháp nâng xoang kín.
Tuy nhiên trong những trường hợp còn lại thì bệnh nhân cần chờ lành thương, xương hàm phục hồi đủ chiều cao rồi mới có thể cấy trụ implant. Thời gian lành thương phục hồi còn phụ thuộc vào thể trạng và chế độ chăm sóc, kỹ thuật của bác sĩ trung bình thì cũng mất khoảng 3 tháng.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và so sánh hai phương pháp nâng xoang kín và nâng xoang hở hỗ trợ cấy ghép xương trong trồng răng implant. Hy vọng qua những thông tin này từ Align Dental bạn đã có thêm dữ liệu hữu ích cho mình và có thể yên tâm lựa chọn phương pháp thích hợp.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN