Mới Niềng Răng Đau Mấy Ngày? Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng
22/02/2024
Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc mới niềng răng đau mấy ngày? Và một vài mẹo giúp giảm đau hiệu quả. Hãy cùng Align Dental theo dõi bài viết này nhé!
Khi mới bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ đi kèm với cảm giác khó chịu, ê nhức. Vậy mới niềng răng đau mấy ngày? Cách giúp giảm đau khi niềng răng là gì? Những vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể qua bài viết dưới đây.
1. Mới niềng răng đau mấy ngày?
Để trả lời thắc mắc mới niềng răng đau mấy ngày? Thì hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé.
Mới niềng răng đau mấy ngày
Đầu tiên, với băn khoăn mới niềng răng có đau không thì cần phải xác định việc niềng răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt khi mới tháo mắc cài và sau mỗi lần thắt dây thép hàng tháng. Bởi đây là quá trình dùng đến dụng cụ nhằm tạo áp lực và di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, nên sẽ gây ra một chút cảm giác căng tức, sưng đau khó chịu.
Ngoài ra, mức độ đau khi niềng răng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có sự chênh lệch giữa khả năng chịu đựng đau và cơ địa.
Những triệu chứng mà bạn hay mắc phải khi mới gắn mắc cài bao gồm:
- Ê buốt răng và nướu khi ăn nhai.
- Loét lưỡi, rách niêm mạc miệng khi dây cung chạm vào gây đau đớn.
- Đau miệng do lưỡi bị band niềng răng cọ xát vào bên trong.
Thông thường những cảm giác mới niềng răng bị đau sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó khi cơ thể đã hoàn toàn thích ứng với áp lực tác dụng lên răng nên mức độ đau sẽ giảm dần và hoàn toàn biến mất.
Mỗi tháng, khi bác sĩ tiến hành tái khám, cơn đau niềng răng sẽ tiếp tục được lặp đi lặp lại với tần suất như lần trước.
Một số trường hợp đau hơn 1 tháng cũng không phải hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ địa người bệnh chịu đau kém khiến trạng thái đau bị kéo dài. Ngoài ra, kích cỡ dụng cụ niềng răng sẽ lớn hơn theo từng giai đoạn và việc thay đổi một số loại dụng cụ để tạo lực kéo lớn, làm áp lực tác dụng lên răng nhiều hơn khiến thời gian đau răng kéo dài hơn.
2. Các giai đoạn niềng răng bị đau
Trong quá trình niềng răng, khách hàng phải trải qua tương đối nhiều giai đoạn khác nhau như: thăm khám tổng quát, tiến hành gắn thun tách kẽ, đeo khay niềng răng, tháo mắc cài, nhổ răng , điều chỉnh kéo của mắc cài, tháo niềng và đeo hàm duy trì.
Để biết chính xác việc mới niềng răng đau mấy ngày, hãy tìm hiểu từng cấp độ đau khi niềng răng ở mỗi giai đoạn dưới đây:
2.1. Giai đoạn đau trước khi niềng răng
Trong giai đoạn điều trị chuyên sâu, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị các vấn đề về răng mà khách hàng đang gặp phải như: sâu răng, viêm tuỷ, viêm lợi,... Trong một số trường hợp tuỷ răng tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy nhằm tránh hiện tượng mưng mủ, viêm tuỷ làm tổn thương đến xương hàm, hỗ trợ quá trình niềng răng dễ dàng hơn.
Giai đoạn đau trước khi niềng răng
Việc điều trị tủy được đa số các khách hàng nhận xét là tương đối khó nên cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng thật sạch sẽ, tránh răng sâu nhiều dẫn đến chết tủy hay viêm tủy.
Những cơn đau nhức khi niềng răng gây ra thường chỉ ở mức độ tê nhức và căng tức, không như nhiều người nghĩ.
2.2. Giai đoạn đau khi đang niềng răng
- Đặt thun tách kẽ
Đây chính là giai đoạn đau đớn nhất trong quy trình niềng răng. Bởi tại giai đoạn niềng răng này bác sĩ sẽ tạo một vùng hở trên răng để tiến hành gắn khâu vào giúp các răng dịch chuyển. Việc đeo thun tách kẽ khoảng 2mm sau 5 hoặc 7 ngày vào kẽ hở của 2 răng sẽ làm bạn cảm giác hơi đau hoặc khó chịu.
Giai đoạn đặt thun tách kẽ
Ngoài ra, khách hàng sẽ cảm thấy có cảm giác ê buốt khó chịu, đau nhẹ khi nuốt và khi thức ăn dính vào chỗ của thun tách kẽ. Sau một vài ngày, cảm giác đau này sẽ giảm dần và biến mất nhanh chóng.
- Gắn mắc cài và dây cung
Ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung các bộ phận như má, môi, lợi, lưỡi sẽ không thể thích ứng kịp nên sẽ gây ra tình trạng tê nhức, sưng má hoặc đau loét. Lúc này, dây cung môi bắt đầu hoạt động, tạo áp lực lớn lên răng, khiến bạn đau âm ỉ. Cơn đau sẽ diễn ra khoảng 3 đến 5 ngày. Nhưng bạn sẽ quen dần và cảm thấy rất thoải mái, không có cảm giác đau khi niềng răng đâu.
- Rút dây cung, xiết răng
Sau khi đã tháo mắc cài, định kỳ mỗi 4 đến 6 tuần bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng và căn chỉnh lại lực kéo cho dây cung nhằm đảm bảo quá trình di chuyển răng. Lực kéo dây cung khiến cho hàm răng chịu áp lực khá lớn nên sẽ có cảm giác khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê buốt, căng tức khoảng 2 – 3 ngày sau sẽ khỏi hoàn toàn.Nếu bạn cảm thấy cơn đau nhức dữ dội, nên sớm trao đổi với nha sĩ nhằm điều chỉnh lại lực kéo thích hợp hơn.
Trong giai đoạn này, chỉ cần ăn các loại thức ăn lỏng, hạn chế thức ăn cứng, dẻo, dai để giảm thiểu tối đa các tác động đau đớn khi niềng răng.
3. Mẹo giảm đau trong mỗi giai đoạn niềng răng chỉnh nha
3.1. Giai đoạn trước khi niềng răng
Sau khi nhổ răng bệnh nhân cần chú ý đến một vài điều dưới đây để giúp vết thương nhanh lành, không ảnh hưởng sức khoẻ:
Mẹo giảm đau trong mỗi giai đoạn trước niềng răng
- Giữ chặt gạc hoặc bông gòn trong vòng 30 phút sau khi nhổ để tránh nhiễm trùng
- Uống thuốc kháng viêm kháng sinh, giảm đau theo kê đơn của bác sĩ
- Dùng nước muối sinh lý để súc miệng thay thế cho việc chải răng trong vòng 24h
- Có thể sử dụng nước lạnh khăn ấm để đắp lên vết thương
- Không dùng môi hay lưỡi chạm vào vị trí vết thương
- Chú ý việc ăn uống
- Nên thư giãn, tránh căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương
Xem thêm: Những Dấu Hiệu Khi Mới Niềng Răng Thường Gặp Phải
3.2. Giai đoạn khi đang niềng răng
Sau đây là một vài cách giảm đau trong quá trình đang niềng răng:
- Chườm đá lạnh
Sau mỗi giai đoạn siết răng, bạn sẽ phải trải qua cơn đau nhức khó chịu. Do đó, chườm đá trở thành biện pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng hiện nay. Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy đá cho vào túi vải rồi chườm lên vùng răng bị ê buốt. Lúc này, hơi lạnh sẽ đẩy lùi cảm giác khó chịu qua đi. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn.
- Súc miệng bằng nước muối
Trong quá trình niềng răng có thể xảy ra các tình trạng như môi, má, nướu bị trầy xước bởi các dụng cụ va chạm, sưng đau nhức khó chịu. Bạn có thể pha nước nóng và muối để súc miệng, giúp tăng cường đề kháng cho nướu, khử khuẩn và tiêu sưng.
- Sử dụng sáp nha khoa
Sử dụng sáp nha khoa giảm đau khi đang niềng răng
Dùng sáp nha khoa là một cách giảm đau nhức khi niềng răng hiệu quả. Bạn nên bôi sáp lên các điểm sắc nhọn của khay niềng, tạo nên lớp đệm, giảm hiện tượng các mô mềm trong khoang miệng ma sát với mắc cài làm trầy xước, nhiễm trùng.
- Massage nướu răng
Việc massage vùng nướu răng sẽ giúp nướu được lưu thông máu và tạo sự săn chắc cho nướu. Cách massage vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng một ngón tay trỏ massage nướu thật nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của ngón tay, các mô răng sẽ được thư giãn, hạn chế tình trạng đau nhức khi răng bị xiết.
- Dùng thuốc giảm đau
Cách giảm đau khi niềng răng tiếp theo chính là dùng thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau cần tuân thủ theo chỉ dẫn, đơn thuốc của bác sĩ, uống đúng liều lượng quy định chứ không được tuỳ ý uống hoặc lạm dụng quá liều, dễ làm hại đến cơ thể.
- Vệ sinh răng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng đúng cách khi đang niềng
Khi ăn uống, vụn thức ăn sẽ dễ dàng bị giắt vào mắc cài tạo thành các mảng bám và gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, … làm chân răng đau nhức.
Vì vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 3 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn để loại bỏ các mảng bám. Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch răng miệng, tránh bung mắc cài.
- Chọn thức ăn phù hợp
Những ngày răng còn đau nhức thì bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, loãng và xé nhỏ thức ăn nhỏ sẽ giúp cho răng giảm đi lực cắn, bớt đau nhức hơn. Nếu đang đau răng mà bạn cứ ăn đồ cứng hay nhai mạnh sẽ làm cho răng đau thêm.
- Hạn chế vận động mạnh
Trong quá trình chỉnh nha, bạn nên hạn chế tham gia các hoạt động thể lực, vận động mạnh vì có thể tác động lên khung hàm, gia tăng mức độ cơn đau nhức.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về câu hỏi mới niềng răng đau mấy ngày? Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu về chỉnh nha thì hãy liên hệ ngay với Align Dental. Chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ cũng như tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé!
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong/
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN