aligndental

aligndental ĐẶT LỊCH

messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 084 269 9888

KIẾN THỨC VỀ NIỀNG RĂNG

Nha khoa Align Dental là hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn luôn mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội cả về công nghệ, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ

Khí Cụ Niềng Răng Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Khí Cụ?

01/11/2023

Khí cụ hỗ trợ niềng bao gồm những gì? Có bao nhiêu loại khí cụ niềng răng? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về những khí cụ này qua bài viết sau đây nhé!

Khi muốn thực hiện niềng răng chỉnh nha thì bác sĩ sẽ cần các khí cụ niềng răng để hỗ trợ tiến hành. Vậy khí cụ hỗ trợ niềng bao gồm những gì? Có bao nhiêu loại? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về những khí cụ này qua những chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

1. Khí cụ niềng răng là gì?

Khí cụ niềng răng hay còn được gọi là khí cụ chỉnh nha là những dụng cụ chuyên dùng để hỗ trợ trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Những khí cụ này sẽ đóng góp một phần “sức lực” của mình để giúp răng sai lệch được dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

khí cụ niềng răng

Tìm hiểu về các khí cụ niềng răng

Khí cụ chỉnh nha sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có chức năng, vai trò riêng biệt. Trong số này, có khí cụ sẽ cần sử dụng trong suốt quá trình niềng răng nhưng cũng có khí cụ chỉ tham gia vào một hoặc một số giai đoạn cụ thể.

Hiện nay, phương pháp niềng răng được phân chia thành hai loại chính là niềng răng cố định với mắc cài và niềng răng tháo lắp. Theo đó, mỗi phương pháp sẽ có các loại khí cụ kèm theo riêng biệt và chỉ sử dụng khi ứng dụng phương pháp niềng răng đó.

2. Các loại khí cụ niềng răng cố định

2.1. Thun tách kẽ

Thun tách kẽ là một trong số các loại khí cụ niềng răng phổ biến thường được dùng trong phương pháp niềng răng cố định. Khí cụ này có hình vòng tròn làm từ chất liệu cao su và được đặt ở kẽ răng nhằm tách kẽ trong các trường hợp kẽ răng hẹp không thể đặt band.

Thun tách kẽ sẽ được đặt trong khoảng 5 - 7 và có thể tự bung ra khi đủ khoảng cách cần thiết là khoảng 2mm theo kích thước thun. Thun thường được đặt vào các vị trí răng hàm lớn ở giữa các răng 5, 6, 7.

khí cụ niềng răng

Thun tách kẽ là dụng cụ hỗ trợ niềng răng

2.2. Dây cung

Dây cung là một trong số các khí cụ niềng răng cực kỳ quan trọng đối với phương pháp niềng răng mắc cài. Dây cung là một sợi thép được đặt vòng quanh cung hàm và nằm trong rãnh mắc cài, được cố định bởi dây thun mắc cài hoặc chốt tự động của mắc cài.

Thông qua dây cung bác sĩ sẽ tạo một lực siết lên hệ thống mắc cài và giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Dây cung là khí cụ có nhiều kích thước và được thay đổi theo lực siết trong các giai đoạn niềng răng.

Dây cung ngoài được chế tác bằng thép không gỉ thì có thể được làm từ nike hoặc titanium,... Chất liệu dây cung sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu điều kiện của bệnh nhân chỉnh nha.

Những chất liệu được sử dụng để chế tác dây cung đều phải đảm bảo lành tính, an toàn với môi trường khoang miệng và cần có độ bền cần thiết.

Xem thêm: Chi Phí Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Giá Bao Nhiêu Tiền?

2.3. Hệ thống mắc cài

Khi chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng cố định có thể không cần thun tách kẽ, không cần minivis nhưng tuyệt đối không thể không có mắc cài. Hệ thống mắc cài cùng dây cung là hai dụng cụ quan trọng đóng vai trò “cốt cán” trong phương pháp niềng răng cố định.

Mắc cài sẽ được gắn cố định trên răng và giúp tạo áp lực đúng hướng giúp răng dịch chuyển đúng hướng. Mắc cài hiện nay có hai loại là mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc.

khí cụ niềng răng

Hệ thống mắc cài cùng dây cung là khí cụ chính để chỉnh nha

Mắc cài truyền thống có thiết kế góc cạnh, thon gọn và cần dùng thun hỗ trợ cố định với dây cung. Mắc cài tự buộc được thiết kế bo tròn, có hệ thống nắp trượt tự động giúp cố định dây cung không cần dùng thun hỗ trợ.

Hiện nay mắc cài được sử dụng trong niềng răng có thể được chế tác từ kim loại thường, kim loại quý, sứ, pha lê,... Mắc cài gắn trên răng cố định nên sẽ tạo lực siết ổn định nên răng được nắn chỉnh hiệu suất hơn.

2.4. Hook, khâu, minivis trong niềng răng

Hook, khâu/band có thể được tính là một bộ phận trong hệ thống mắc cài niềng răng. Hook là chi tiết được thiết kế gắn liền với mắc cài tại các vị trí răng cối nhỏ, răng cối lớn và band để gắn thun liên hàm điều chỉnh khớp cắn.

Band hay khâu là khí cụ được thiết kế cấu tạo của răng 6 hoặc răng 7 để tạo thành vòng bao bọc. Răng đeo band sẽ tạo điểm neo lực cho dây cung giúp hỗ trợ kéo chỉnh răng, giữ lực siết ổn định.

khí cụ niềng răng

Band hay khâu là khí cụ được đặt vào răng 6, răng 7

Không phải trường hợp nào cũng cần đeo band và nếu trường hợp cần đeo band nhưng kẽ răng hẹp sẽ cần dùng thun tách kẽ. Tương tự với band chính là khí cụ minivis trong niềng răng khi không phải trường hợp nào cũng bắt buộc sử dụng.

Minivis có dạng như chiếc vít nhỏ được làm từ vật liệu titanium an toàn và dùng để cắm trực tiếp vào xương hàm. Loại khí cụ này sẽ hỗ trợ tạo điểm neo lực để giúp răng dịch chuyển nhanh, hiệu quả hơn và phổ biến trong các ca chỉnh nha phức tạp.

Ví dụ như trường hợp răng hô, vẩu mức độ nặng, di xa răng, đóng khoảng, đánh lún, làm trồi,... Minivis có thiết kế dạng xoắn nên nhiều người thường nhầm với trụ implant trong trồng răng. Tuy nhiên kích thước nhỏ gọn hơn chỉ có đường kính 1.4 - 2mm và dài từ 6 - 12mm và không tích hợp vào xương hàm.

2.5. Khí cụ nong hàm

Các khí cụ niềng răng như dây cung, mắc cài hay khâu, minivis sẽ được dùng trong giai đoạn niềng răng. Khí cụ nong hàm là một trường hợp đặc biệt khi sử dụng riêng lẻ trước khi bắt đầu gắn khí cụ mắc cài dây cung.

Khí cụ này được thiết kế bằng vật liệu kim loại cứng chắc với mục đích nới rộng cung hàm, tăng diện tích vòm miệng. Khi sử dụng khí cụ nong hàm sẽ tạo được khoảng trống giúp các răng di chuyển dễ dàng hơn mà không phải nhổ răng.

Khí cụ nong hàm được sử dụng trong khoảng 3 - 6 tháng và không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần áp dụng.

khí cụ niềng răng

Khí cụ niềng răng hỗ trợ nong hàm

2.6. Sáp nha khoa

Sáp nha khoa nói chính xác hơn sẽ là một vật liệu hỗ trợ trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Mắc cài truyền thống bằng kim loại sẽ có các chi tiết khá sắc bén có thể cọ xát và làm trầy xước môi, má nướu trong hoạt động hằng ngày.

Lúc này bệnh nhân chỉnh nha có thể dùng sáp nha khoa để bọc các vị trí mắc cài để bảo vệ răng miệng.

khí cụ niềng răng

Sáp nha khoa được dùng bọc mắc cài bảo vệ khoang miệng

3. Các loại niềng răng khí cụ tháo lắp

3.1. Khay niềng

Đối với phương pháp niềng răng khí cụ tháo lắp thì số lượng khí cụ cần dùng sẽ tương đối tối giản, tiết kiệm hơn. Và khay niềng là khí cụ niềng răng gần như là duy độc ở phương pháp niềng răng tháo lắp.

Khay niềng răng tháo lắp hiện nay có hai loại phổ biến là khí cụ kim loại và khay niềng nhựa trong suốt. Khay niềng kim loại là khí cụ chỉnh nha cho bé từ 6 - 14 tuổi khắc phục các vấn đề sai lệch của răng miệng. Khay có chất liệu cứng cáp và được thiết kế theo tình trạng răng của bé.

khí cụ niềng răng

Khay niềng tháo lắp cho trẻ em và người lớn

Khay niềng invisalign là dụng cụ chỉnh nha được làm từ chất liệu nhựa silicon cao cấp trong suốt và được thiết kế theo tiêu chuẩn cá nhân hoá. Khay sẽ ôm sát cung răng và giúp dịch chuyển răng hiệu quả an toàn mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ trong thời gian niềng.

Người niềng răng sẽ cần đeo từ 20 - 40 khay niềng tuỳ mức độ sai lệch và phải đeo theo đúng thứ tự và thời gian quy định.

3.2. Attachment

Attachment thực tế không phải là khí cụ tháo lắp mà một kỹ thuật dùng vật chất hỗ trợ cho quá trình niềng răng tháo lắp với khay niềng trong suốt. Bác sĩ sẽ dùng chất liệu composite màu sắc tương đồng với răng để gắn lên răng một cách tính toán.

Chúng sẽ được gắn cố định trực tiếp trên răng trong ngày đầu tiên khi bắt đầu niềng răng. Attachment sẽ có nhiều hình dạng khác nhau với mục đích giữ khay niềng cố định trên cung hàm mà không bị trơn tuột.

Mặt khác, đây sẽ là các điểm tựa để khay neo lực và kéo đẩy răng về đúng hướng, đúng vị trí theo mong muốn. Chất liệu composite làm attachment lành tính, an toàn và có thể dễ dàng tháo gỡ khi cần. Đây là vật liệu thường được dùng trong hàm trám răng thẩm mỹ và phục hình sâu răng.

3.3. Hàm duy trì

Hàm duy trì không chỉ là khí cụ sử dụng trong niềng răng khí cụ tháo lắp mà còn là khí cụ cần trong niềng răng cố định. Đây là khí cụ được sử dụng sau quá trình tháo niềng răng ở cả hai phương pháp.

Hàm duy trì sẽ đóng vai trò cố định răng, giữ răng ở vị trí mới ổn định và không bị chạy về vị trí cụ. Bệnh nhân chỉnh nha cần đeo khí cụ này đủ thời gian để duy trì hiệu quả chỉnh nha tránh việc răng xô lệch về vị trí cũ.

khí cụ niềng răng

Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ ổn định răng sau khi tháo niềng

Hàm duy trì này hiện nay có 3 loại bao gồm:

  • Hàm duy trì cố định: Đây là khí cụ giúp duy trì răng ở vị trí mới được gắn cố định trên răng và có dạng thanh thép khá đơn giản. Thanh thép mỏng nhẹ có dạng thẳng hoặc xoắn và được gắn vào mặt trong của nhóm răng cửa bằng chất liệu composite.
  • Hàm duy trì tháo lắp kim loại: Hàm duy trì này được chế tác bằng kim loại và có thể tháo lắp dễ dàng. Loại này có độ cứng cao và được áp dụng cho các trường hợp niềng răng có sự dịch chuyển lớn nhằm giữ ổn định cho răng tốt hơn.
  • Hàm duy trì nhựa: Hàm duy trì nhựa có màu sắc trong suốt và có hình dáng tương tự như khay niềng răng trong suốt. Loại khí cụ tháo lắp này cực kỳ tiện lợi, dễ sử dụng vệ sinh ăn uống và đảm bảo thẩm mỹ trong thời gian đeo hàm duy trì.

Ngoài các loại khí cụ niềng răng này thì thực tế trong chỉnh nha còn có nhiều loại khí cụ khác mà tùy trường hợp bác sĩ sẽ ứng dụng hỗ trợ. Dù sử dụng khí cụ chỉnh nha nào thì chất lượng, sự phù hợp, kỹ thuật sử dụng mới là điều quan trọng và đảm bảo hiệu quả niềng răng.

Vậy nên hãy tìm đến một nơi uy tín để thực hiện chỉnh nha với các khí cụ niềng răng chất lượng, an toàn và có kết quả niềng răng thành công nhé!

Trên đây là những thông tin về các loại khí cụ niềng răng phổ biến thường được sử dụng trong các trường hợp chỉnh nha. Hy vọng qua những chia sẻ từ Align Dental về đặc điểm, công năng và trường hợp ứng dụng của khí cụ chỉnh nha đã giúp bạn hiểu thêm về sự cần thiết, giá trị của khí cụ để yên tâm khi niềng răng.

Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:

Nguyễn Mạnh Thành

Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental

  • Giảng viên đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
  • Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011

dịch vụ nha khoa

BÀI VIẾT NỔI BẬT

[Hỏi - Đáp] Niềng Răng Có Hết Cằm Lẹm Không? Phương Pháp Xử Lý

[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý

Mặt Lệch Bên Phải Thì Nhai Bên Nào? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất

Niềng Răng Vẩu Mất Bao Lâu? Quy Trình Niềng Răng Vẩu Tại Align Dental

Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental

Nguyên Nhân Bị Dây Cung Đâm Vào Má? Cách Xử Lý Nhanh Chóng?

Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?

aligndental

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN