Tìm Hiểu Các Loại Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Phổ Biến Nhất
27/07/2023
Hàm duy trì giúp giữ ổn định và duy trì hiệu quả chỉnh nha sau niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu về các loại hàm duy trì sau niềng quan bài viết dưới đây nhé!
Hàm duy trì là một trong những khí cụ quan trọng để giúp răng sau khi tháo niềng được giữ ổn định và duy trì trì hiệu quả chỉnh nha. Nếu chưa biết nên chọn loại nào thì hãy cùng tìm hiểu cụ thể về các loại hàm duy trì sau niềng quan bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại hàm duy trì sau niềng răng
Thông thường sau khi tháo niềng răng người chỉnh nha nào cũng ở trong tâm trạng háo hức vì đã có thể khoe được nụ cười tỏa nắng. Tuy nhiên khi vừa tháo niềng răng và các tổ chức xung quanh răng chưa được ổn định và có thể bị chạy về vị trí ban đầu.
Lúc này khí cụ hàm duy trì sau niềng chính là “trợ thủ đắc lực” giúp đảm bảo răng đều đẹp có khớp cắn chuẩn cho đến khi cung hàm ổn định. Hãy cùng tham khảo các loại hàm duy trì sau niềng răng phổ biến hiện nay để có thêm gợi ý lựa chọn cho mình nhé!
1.1. Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định là khí cụ giúp giữ răng ổn định sau khi tháo niềng có dạng dây thép mỏng được gắn vào mặt trong của răng. Dây thép không gỉ được thiết kế dạng thẳng hoặc xoắn với các kích thước khác nhau và sẽ được gắn cố định vào mặt trong của răng 1, 2, 3 bằng composite.
Ưu điểm của hàm duy trì cố định là đảm bảo được thời gian đeo hàm duy trì, giúp răng được giữ ổn định và tối ưu hiệu quả. Không chỉ vậy đây còn là loại hàm duy trì có chi phí tiết kiệm, không cần mất nhiều thời gian chờ đợi thiết kế hay thay mới khi cần.
Hàm duy trì cố định là khí cụ giúp giữ răng ổn định hiệu quả
Vì hàm duy trì có cấu tạo mỏng, nhẹ lại được gắn vào mặt trong của răng nên duy trì thẩm mỹ tối ưu cho người dùng. Tuy nhiên hàm duy trì cố định cũng tồn tại một số khuyết điểm như là khí cụ đặt cố định nên sẽ có thể gây vướng víu, khó chịu, cọ sát vào nướu, lưỡi.
Đồng thời trong quá trình ăn uống, vệ sinh cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, hạn chế thức ăn dắt vào khí cụ làm vi khuẩn tấn công gây hại.
Thêm vào đó, hàm duy trì cố định sẽ có giới hạn về mặt ứng dụng, không phải tất cả các bệnh nhân sau chỉnh nha đều có thể dùng mà phải phụ thuộc vào khớp cắn.
1.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại là một trong các loại hàm duy trì sau niềng cực kỳ bền chắc với độ phổ biến cao. Sản phẩm này được thiết kế riêng theo dấu hàm của bệnh nhân để giúp tạo lực siết vừa vặn giữ răng không dịch chuyển khỏi vị trí mới chưa ổn định.
Hàm duy trì sẽ được gắn vào giữa vị trí răng nanh để giúp giữ cố định nhóm răng phía trước không bị chạy về vị trí cũ. Chất liệu dây kim loại có độ cứng, chắc và bền bỉ, khuôn được làm từ nhựa acrylic ôm sát thêm vòm miệng.
Hàm duy trì này có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân sau chỉnh nha với hiệu quả cao, chịu lực tốt. Ưu điểm của loại khí cụ bằng kim loại chính là khả năng tháo lắp tiện lợi, dễ dàng. Điều này giúp quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng của người sử dụng dễ dàng hơn.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại là một trong các loại hàm duy trì được yêu thích
Nguy cơ thức ăn dắt vào khí cụ gây ra các vấn đề răng miệng sẽ được hạn chế. Đặc biệt bệnh nhân không cần lo lắng khí cụ cọ sát làm tổn thương niêm mạc. Dù sở hữu hàng loạt các ưu điểm về độ bền, hiệu quả duy trì ổn định răng, tiện lợi nhưng khí cụ duy trì tháo lắp này cũng có nhược điểm.
Hàm sử dụng bên ngoài răng nên không tối ưu về mặt thẩm mỹ, trở ngại đến việc giao tiếp thường ngày. Hơn thế loại khí cụ này cồng kềnh, chi phí chế tác khí cụ sẽ cao hơn so với hàm duy trì cố định và nếu chẳng may mất đi sẽ cần thời gian để làm lại.
Thêm vào đó bạn nhân có thể quên đeo hoặc làm biến dạng khí cụ dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình ổn định răng, khiến răng bị dịch chuyển.
1.3. Hàm duy trì tháo lắp nhựa
Hàm duy trì tháo lắp nhựa cũng là một loại hàm duy trì phổ biến có tính tiện lợi cao được nhiều người chỉnh nha sau khi tháo niềng lựa chọn. Loại hàm này được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt giúp mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp người dùng có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
Đây là loại hàm tháo lắp được thiết kế riêng theo dấu hàm của bệnh nhân nên sẽ đảm bảo tác dụng ổn định cung hàm. Khi sử dụng loại khay tháo lắp này bạn sẽ có trải nghiệm thoải mái, không lo sợ khí cụ va vào răng gây ê buốt, đồng thời còn giúp quá trình ăn uống vệ sinh dễ dàng hơn.
Tương tự với hàm duy trì tháo lắp kim loại, hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt cũng cần thời gian chế tác. Chi phí chế tác cũng sẽ khá cao và vì tính tiện lợi cao nên người dùng cũng có thể quên đeo dẫn đến răng bị chạy sau niềng.
Hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt có tính thẩm mỹ cao cực kỳ được ưa chuộng
2. Cần phải đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian là bao lâu
Các loại hàm duy trì sau niềng răng tuy có ưu điểm khác biệt nhưng điều đảm bảo mang lại tác dụng giữ răng ở vị trí tiêu chuẩn vô cùng tốt. Tất nhiên để có được kết quả như mong muốn thì bạn cần phải đeo hàm duy trì đủ thời lượng quy định.
Vậy sau khi tháo niềng cần phải đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian bao lâu? Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng nướu cùng thời gian đeo hàm duy trì mỗi người sử dụng. Nếu tình trạng răng và nướu khỏe, người dùng kiên trì đeo khay hàm duy trì hơn 12 tiếng mỗi ngày thì thời gian chỉ còn 6 - 9 tháng.
Thời gian đeo hàm duy trì phụ thuộc vào sức khoẻ răng nướu và thời lượng đeo
Những trường hợp răng và nướu yếu hơn thì bệnh nhân chỉnh nha sau khi tháo niềng sẽ cần duy trì đeo hàm khoảng 12 tháng. Sau khoảng thời gian này bác sĩ sẽ cân nhắc giảm dần tần suất sử dụng hàm duy trì cho người dùng xuống còn 3 - 4 lần mỗi tuần, sau đó là 2 - 3 lần mỗi tuần.
Việc đeo hàm duy trì thực tế vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến việc bảo toàn hiệu quả chỉnh nha. Trong đó việc tuân thủ đủ thời gian đeo hàm duy trì cần thiết là lựa chọn tối ưu để khí cụ này phát huy công dụng của mình.
Xem thêm: Lý Do Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Chạy Răng Và Giải Pháp Xử Lý
3. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì
Khi đeo các loại hàm duy trì sau niềng răng, bạn cần chú ý đến một vài vấn đề như sau:
-
Lựa chọn hàm duy trì
Hàm duy trì sử dụng sau chỉnh nha có 3 loại phổ biến bao gồm hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì tháo lắp trong suốt. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 loại này miễn sao tối ưu với thói quen sinh hoạt của bản thân và điều kiện răng miệng.
Quan trọng hơn là bạn cần tìm hiểu và lựa chọn thiết kế hàm duy trì ở nơi chất lượng, uy tín có đủ chuyên môn và trang bị cần thiết. Rất nhiều trường hợp cơ sở thiết kế hàm duy trì không đủ chuyên môn thiết kế hàm duy trì không tương thích dẫn đến các sai lệch về răng miệng cho người dùng.
Răng của người chỉnh nha không chỉ không thể được giữ ổn định mà còn có nguy cơ bị sai lệch nhiều hơn. Hàm duy trì quá rộng sẽ không thể giữ chặt cố định răng và chân răng, hàm duy trì quá hẹp sẽ tăng áp lực làm răng chen chúc, xô lệch.
-
Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì
Ngoài lưu ý khi lựa chọn chế tác hàm duy trì để đeo thì người chỉnh nha cần đảm bảo tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì. Răng sau khi tháo niềng thực chất vẫn chưa thật sự ổn định, các tổ chức quanh răng bao gồm dây chằng và nha chu vẫn lưu giữ ký ức cũ và có thể sẽ “ngựa quen đường cũ” bất cứ lúc nào.
Nếu thời gian đeo hàm duy trì quá ít thì răng sẽ bị chạy về vị trí cũ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, khớp cắn. Tình trạng này nếu chưa nguy cấp thì bạn sẽ phải xử lý bằng cách làm khay duy trì mới, nếu nghiêm trọng hơn thì bắt buộc phải niềng răng lại.
Thế nên nếu phạm phải sai lầm là không đeo hàm duy trì hoặc đeo thiếu thời lượng bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí đấy nhé!
Cần lưu ý nhiều điều khi đeo hàm duy trì để có hiệu quả ổn định răng tối ưu
-
Bảo quản khay hàm duy trì đúng cách
Khi không sử dụng hàm duy trì bạn cần bảo quản khí cụ trong hộp để tránh các va chạm làm biến dạng sản phẩm. Khi sản phẩm bị biến dạng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của khí cụ này, khiến răng bị sai lệch không đảm bảo hiệu quả ổn định.
Mặc khác khi vệ sinh hàm duy trì cũng cần lưu ý điều tương tự, tránh sử dụng nước nóng để tẩy rửa hàm duy trì trong suốt. Trong trường hợp sử dụng hàm duy trì cố định cần chú ý làm sạch nhẹ nhàng, sử dụng tăm nước để làm sạch răng tốt hơn mà không gây ảnh hưởng đến độ bền khí cụ.
Hàm tháo lắp cần được tháo ra khi ăn và vệ sinh trước khi đeo để không bị hư hại, hỏng hóc và gây hại cho sức khỏe răng miệng.
-
Lưu ý vấn đề ăn uống
Nếu đang còn trong thời gian đeo hàm duy trì bạn cần chú ý đến vấn đề ăn uống tránh gây hại cho răng và khí cụ. Đặc biệt nên tránh xa các loại thực phẩm giòn, cứng, dai và các loại thức ăn ngọt, nhiều đường gây hại cho răng miệng.
Nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt để không làm răng chịu quá nhiều áp lực, hàm duy trì không bị bung tuột.
-
Thăm khám định kỳ hoặc có dấu hiệu bất thường
Trong thời gian đeo các loại hàm duy trì thì bạn cũng nên chú ý đến những bất thường có thể xảy ra để xử lý kịp thời qua sự hỗ trợ của bác sĩ. Ngoài ra, trong giai đoạn này người chỉnh nha cũng nên thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra các vấn đề răng miệng và nếu có sai sót sẽ được khắc phục ngay.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các loại hàm duy trì và những ưu nhược điểm của chúng. Hy vọng qua những thông tin này từ Align Dental bạn đã có thêm những gợi ý cho mình và lưu ý nhiều điều hữu ích khi thực hiện quá trình hậu chỉnh nha này.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong/
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN