Tiêu Xương Hàm Là Gì? Nguyên Nhân Gây Tiêu Xương Hàm
03/07/2023
Tiêu xương hàm thực tế là gì? Tại sao lại xuất hiện tình trạng này và làm thế nào để ngăn ngừa? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
- 1. Tiêu xương hàm là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu xương hàm
- 2.1. Tiêu xương hàm do bị mất răng
- 2.2. Tiêu xương hàm do bị viêm nha chu nặng
- 2.3. Tiêu xương hàm do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ kém chất lượng
- 3. Các dạng tiêu xương hàm phổ biến
- 4. Tiêu xương răng có tác động gì đến quá trình cấy Implant?
- 4.1. Răng không được khỏe mạnh sau cấy ghép Implant
- 4.2. Phải kết hợp phẫu thuật ghép xương, ghép màng xương vô cùng phức tạp
- 4.3. Tăng cao khả năng đào thải trụ Implant sau cấy ghép
- 5. Cách chữa và phòng tránh tiêu xương răng như thế nào?
- 5.1. Cách ngăn chặn tình trạng răng bị tiêu xương
- 5.2. Bị tiêu xương hàm phải làm sao?
Tiêu xương hàm là một thuật ngữ còn khá xa lạ nhưng hệ quả của nó đã khiến người gặp phải mệt mỏi, lao đao. Vậy hàm bị tiêu xương thực tế là gì mà nguy hiểm đến vậy? Tại sao lại xuất hiện dấu hiệu này và làm thế nào để ngăn ngừa hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm hay tiêu xương ổ răng, tiêu xương răng là thuật ngữ để mô tả tình trạng xương hàm bị thoái hoá, suy giảm mật độ nói chung. Hiện tượng xảy ra khi xương ổ răng và xương xung quanh chân răng bị suy giảm dần và mất đi hình thái, kích thước, chiều cao, độ dày vốn có.
Đây là một bệnh lý về răng miệng và có thể xảy ra ở cả hàm dưới lẫn hàm trên và gây nhiều hệ quả nghiêm trọng. Xương hàm bị tiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng và khớp cắn, cấu trúc khuôn mặt bị ảnh hưởng và cuối cùng là chức năng ăn nhai, sức khoẻ và thẩm mỹ.
Tiêu xương hàm là một bệnh lý về răng miệng ảnh hưởng sức khoẻ, thẩm mỹ
Các cấu trúc xương hàm liên kết trực tiếp với cấu trúc xương trên khuôn mặt với vai trò định hình và nâng đỡ các phần cơ. Khi xương hàm bị suy thoái ở một trí sẽ ảnh hưởng đến các vị trí lân cận và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khối xương mặt gây nên những hậu quả trên.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu xương hàm
2.1. Tiêu xương hàm do bị mất răng
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiêu xương hàm chính là do tình trạng mất răng gây nên. Mỗi cung hàm được nâng đỡ bởi hệ thống bao gồm nhiều răng với chức năng riêng biệt.
Khi chúng ta nhổ bỏ đi một hoặc nhiều chiếc răng thì vị thế cân bằng của xương hàm bị mất đi. Xương ổ răng và xương quanh chân răng dần bị mất đi sự tương tác nâng đỡ, hoạt động ăn nhai cũng hạn chế và sau đó mật độ xương thưa dần, suy giảm chiều cao và lõm so với khu vực khác.
2.2. Tiêu xương hàm do bị viêm nha chu nặng
Khi bị viêm nha chu nặng thì các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng. Vi khuẩn tấn công và gây đau nhức, chảy máu, hình thành túi mủ, răng bị tiêu xương do mất liên kết với các mô mềm dây thần kinh và cuối cùng là gây mất răng, phá huỷ xương ổ răng.
Mất răng, viêm nha chu là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu xương hàm
2.3. Tiêu xương hàm do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ kém chất lượng
Sở dĩ mang hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ kém chất lượng được xếp vào nguyên nhân gây tiêu xương hàm là do bản chất của các phương pháp trồng răng này. Cả hai phương pháp này đều áp dụng để phục hình ăn nhai và thẩm mỹ cho răng bị mất đi.
Tuy nhiên chỉ phục hình thân răng mà không phục hình được chân răng dẫn đến phần xương hàm vẫn bị tiêu đi. Khi phục hình ăn nhai trong khi không có chân răng sẽ tạo áp lực lên xương hàm và làm quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn. Trong đó hàm giả tháo lắp vì thường được dùng cho trường hợp mất nhiều răng nên tình trạng tiêu xương sẽ có tỉ lệ cao hơn.
Ngược lại, cầu răng sứ vẫn xảy ra tình trạng này nhưng sẽ nghiêm trọng khi cầu răng kém chất lượng. Khi kỹ thuật cầu răng sứ sai cách dẫn đến răng trụ hai bên chịu áp lực lớn, cộng thêm tình trạng tiêu phần xương ổ răng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng thật, tăng nguy cơ mất răng.
3. Các dạng tiêu xương hàm phổ biến
Người có răng hàm bị tiêu xương thường sẽ rơi vào một trong những dạng phổ biến như:
-
Hàm tiêu xương theo chiều ngang
Biên độ rộng của xương hàm quanh khu vực chân răng sẽ được thu hẹp lại và xương lân cận sẽ có xu hướng dãn ra phủ đầy xương ổ răng. Lúc này hệ thống cân bằng đã mất đi các răng ở răng cận không được nâng đỡ sẽ có xu hướng đổ về vị trí mất răng.
-
Hàm tiêu xương theo chiều dọc
Xương hàm bên dưới nướu bị tiêu đi dẫn đến tình trạng lõm xuống, trũng sâu hơn so với các vùng kế cận. Lâu dần nướu khu vực này cũng bị tiêu lại và thấp hơn nhiều so với khu vực răng chưa bị mất.
-
Tiêu xương khu vực xoang
Đây là tình trạng xảy ra khi mất răng hàm trên lâu năm, hay tiêu xương hàm trên các đỉnh xoang sẽ hạ xuống dẫn đến tình trạng thể tích xoang tăng dần theo thời gian.
-
Tiêu xương toàn bộ khối xương mặt
Khi mất nhiều răng xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới sẽ dẫn đến tiêu xương răng hàm và các khối xương mặt liên quan. Khi gặp phải tình trạng này thì biểu hiện sẽ vô cùng rõ rệt do khuôn mặt bị hóp, da chùng, chảy xệ, khuôn miệng lõm, xuất hiện nhiều nếp nhăn,...
-
Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
Khi tình trạng tiêu xương không được khắc phục thì sẽ dần lan rộng ảnh hưởng đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới. Điều này sẽ gây cản trở cho quá trình phục hình xương hàm để cấy ghép implant rất lớn.
4. Tiêu xương răng có tác động gì đến quá trình cấy Implant?
4.1. Răng không được khỏe mạnh sau cấy ghép Implant
Răng hàm bị tiêu xương hay tiêu xương răng các loại đều sẽ có ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép implant. Trong đó xương hàm bị tiêu đi dẫn đến việc cản trở hiệu quả răng implant sau khi cấy ghép.
Hiện trạng ban đầu khi vừa mất răng bị tiêu xương hàm ở tỉ lệ không đáng kể sẽ giúp implant tích hợp ổn định vào xương hàm. Mật độ xương, chiều cao, kích thước vẫn ở mức tốt nên trụ implant có thể được đảm bảo trụ vững vàng, được ôm sát và tối ưu thời gian cấy ghép.
Ngược lại khi tiêu xương ổ răng thì quá trình cấy ghép vừa mất thời gian vừa không thể tối ưu hiệu quả cấy ghép trụ. Chưa kể trong trường hợp cấy ghép xương khó khăn và không đảm bảo chất lượng xương dẫn đến chất lượng trụ implant sau cấy ghép không đảm bảo.
4.2. Phải kết hợp phẫu thuật ghép xương, ghép màng xương vô cùng phức tạp
Ngoài việc ảnh hưởng đến tuổi thọ độ chắc khỏe thẩm mỹ của răng implant thì khi bị tiêu xương hàm người mất răng còn có nhiều trở ngại khác. Khi mất răng bị tiêu xương hàm quá lâu thì sẽ không đủ điều kiện để tiến hành trồng răng và cần can thiệp phẫu thuật ghép xương.
Quá trình này sẽ mất thêm thời gian và tốn nhiều chi phí cũng như cần đảm bảo các điều kiện chăm sóc phục hồi. Đặc biệt các trường hợp hạ thấp xương hàm do mất nhiều răng trong nhiều năm thì quy trình cấy ghép xương càng phức tạp và khó khăn hơn bao giờ hết.
Tiêu xương hàm phải được khắc phục mới có thể cấy ghép implant
4.3. Tăng cao khả năng đào thải trụ Implant sau cấy ghép
Tiêu xương răng còn làm tăng cao khả năng đào thải trụ implant sau khi cấy ghép bởi trụ không được đảm bảo điều kiện tích hợp. Nếu bác sĩ không đủ chuyên môn kinh nghiệm để kiểm tra sức khoẻ xương hàm chuẩn xác và xử lý trước phẫu thuật thì nguy cơ trụ implant bị đào thải rất lớn.
Chung quy lại khi xương răng bị tiêu đi thì quá trình phục hình răng implant sẽ khó khăn hơn và tỉ lệ thành công sẽ kém hơn. Do đó khi bị mất răng bệnh nhân nên thăm khám kiểm tra để phục hình implant sớm nhất có thể bởi đây là phương pháp giúp hạn chế tình trạng này.
Xem thêm: Trụ Implant Thụy Sĩ Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu Tiền?
5. Cách chữa và phòng tránh tiêu xương răng như thế nào?
5.1. Cách ngăn chặn tình trạng răng bị tiêu xương
Tình trạng răng bị tiêu xương không phải là bệnh lý cấp tính mà chúng sẽ diễn ra theo giai đoạn và phần lớn có nguyên nhân bắt nguồn cụ thể. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra bằng các biện pháp sau:
-
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng, khỏe mạnh, khoa học
Tiêu xương hàm xảy ra do mất răng là nguyên nhân hàng đầu vậy nên cách tốt hơn hết là chúng ta ngăn tình trạng mất răng xảy ra. Chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... là cách để phòng ngừa mất răng hiệu quả.
-
Thăm khám nha sĩ định kỳ
Thăm khám nha sĩ định kỳ là một cách giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của bản thân hiệu quả. Khi ấy bác sĩ có thể hỗ trợ kiểm tra, làm sạch răng và phát hiện những vấn đề của răng miệng nếu có để khắc phục sớm, giảm nguy cơ mất răng.
-
Phục hình răng implant khi bị mất răng
Nếu không may răng bị tiêu xương hay bị mất đi, bắt buộc phải nhổ bỏ đi thì bạn cần thực hiện trồng răng implant càng sớm càng tốt. Răng implant với cấu tạo đặc biệt giúp phục hình đầy đủ từ chân răng đến thân răng nên giúp ích cho xương hàm và thẩm mỹ, ăn nhai của bệnh nhân.
Trụ implant sẽ là chân răng giả tích hợp vào xương thay thế chân răng giả, giữ chỗ cho chân răng bị mất đi. Đồng thời chân răng sẽ nâng đỡ mão sứ chắc chắn để việc ăn nhai giảm áp lực lên nướu giúp ngăn ngừa tiêu xương, tụt nướu.
Phục hình implant sớm ngay khi mất răng để ngăn tiêu xương xảy
5.2. Bị tiêu xương hàm phải làm sao?
Giải pháp khi bị tiêu xương hàm chính là bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép xương phù hợp cho từng trường hợp rồi mới cấy ghép implant. Bệnh nhân có xương hàm bị tiêu có thể được khắc phục bằng cách ghép xương nhân tạo, nâng xoang hoặc ghép xương tự thân.
Thông qua những biện pháp này để làm đầy xương ổ răng bị mất đi, tạo điều kiện thích hợp để cấy ghép implant.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình trạng tiêu xương hàm và những nguyên nhân, tác hại và những cách phòng ngừa, chữa trị. Hy vọng qua những thông tin này từ Align Dental bạn đã hiểu thêm về mối nguy hại này để có thể phòng ngừa và khắc phục sớm nếu gặp phải.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN