Hàm Duy Trì Là Gì? Tác Dụng Của Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng
27/07/2023
Trong khoảng vài tháng tiếp theo sau niềng bạn sẽ cần tiếp tục đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì? Cùng bật mí tác dụng khí cụ qua bài viết dưới đây nhé!
- 1. Hàm duy trì sau niềng răng là gì?
- 2. Tác dụng của hàm duy trì sau khi niềng răng là gì?
- 3. Các loại hàm duy trì cố định phổ biến hiện nay
- 3.1. Hàm duy trì cố định bằng kim loại
- 3.2. Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
- 3.3. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
- 4. Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?
- 5. Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau niềng răng
- 5.1. Đeo hàm duy trì bị chạy răng phải làm sao?
- 5.2. Cách vệ sinh hàm duy trì đúng cách
- 5.3. Cách ăn uống khi đeo hàm duy trì cố định
Sau khoảng thời gian niềng răng để khắc phục các vấn đề sai lệch thành công bệnh nhân sẽ được bác sĩ tháo niềng. Tuy nhiên trong khoảng vài tháng tiếp theo bạn sẽ cần tiếp tục đeo khí cụ khác là hàm duy trì. Vậy bạn hàm duy trì hay chưa? Cùng bật mí tác dụng của khí cụ này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hàm duy trì sau niềng răng là gì?
Hàm duy trì sau niềng răng là một khí cụ nha khoa được sử dụng cho bệnh nhân chỉnh nha sau khi tháo niềng. Khí cụ này sẽ giúp ổn định tình trạng răng và các tổ chức xung quanh răng để duy trì trạng thái sau khi hoàn tất chỉnh nha.
Sản phẩm này có thể được làm bằng kim loại hoặc làm từ nhựa tuỳ theo chủng loại mà bệnh nhân lựa chọn. Để chế tác sản xuất hàm để duy trì răng sau niềng bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu để phù hợp với tình trạng răng miệng của bệnh nhân.
Hàm duy trì là khí cụ cần thiết cho người chỉnh nha sau khi tháo niềng răng
2. Tác dụng của hàm duy trì sau khi niềng răng là gì?
Đeo hàm duy trì sau niềng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi bệnh nhân niềng răng chỉnh nha. Răng vừa tháo niềng thực tế vẫn chưa ổn định hoàn toàn và có thể theo thời gian có xu hướng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Tác dụng của hàm duy trì là giúp giữ cố định răng và xương hàm ở đúng vị trí đã điều chỉnh tránh tình trạng răng xô lệch, chạy về vị trí cũ. Các tổ chức cấu tạo xung quanh răng có khả năng ghi nhớ vị trí cũ và chúng không được cố định đủ lâu thì tất yếu sẽ trở lại vị trí ban đầu theo ký ức của dây chằng và nha chu.
Tác dụng của hàm duy trì là giữ răng và tổ chức xung quanh răng ổn định vị trí
Đặc biệt, niềng răng là quá trình diễn ra đồng thời việc tiêu xương và bồi đắp xương khi răng và chân răng đồng thời dịch chuyển. Chân răng di chuyển sẽ làm tiêu xương hàm ở vị trí cũ và không ngừng bồi đắp ở vị trí mới. Quá trình này sẽ cần thời gian dù mặt ngoài răng đã đều đẹp và ổn định tại vị trí tiêu chuẩn, hài hoà và đẹp mắt.
Thế nên việc sử dụng khí cụ là hàm thiết kế riêng duy trì sau niềng sẽ mang đến tác dụng giữ ổn định cho răng và xương. Xương hàm và răng sẽ giữ nguyên ở vị trí mới cho đến khi quá trình thích nghi của răng ở vị trí mới được chắc chắn bền vững.
3. Các loại hàm duy trì cố định phổ biến hiện nay
3.1. Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Hàm duy trì cố định bằng kim loại là phương pháp dùng dây kim loại gắn vào mặt trong của nhóm răng cửa để giúp duy trì ổn định cho bệnh nhân sau khi tháo niềng. Dây thép có nhiều kích cỡ với hình dạng xoắn hoặc thẳng và được gắn cố định vào răng 1,2, 3 bằng composite.
Hàm cố định sau niềng răng có ưu điểm nổi bật về hiệu quả giữ răng ổn định vì đảm bảo được thời gian đeo cần thiết. Đây hạn chế thường gặp khi sử dụng loại hàm tháo lắp để duy trì vì bệnh nhân có thể quên đeo hoặc đeo không đủ thời gian.
Hàm duy trì cố định có nhiều ưu điểm về giá cả, hiệu quả, thẩm mỹ
Mặc khác hàm cố định được gắn vào mặt trong của răng nên có thể đảm bảo việc duy trì thẩm mỹ, chi phí cũng tiết kiệm hơn nhiều so với loại khác. Xong phương pháp này cũng có nhược điểm nhất định chính là khó vệ sinh dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng, hôi miệng và có thể ma sát va chạm với mô mềm, lưỡi, nướu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tháo niềng răng cũng có thể sử dụng loại hàm cố định để duy trì mà còn phụ thuộc vào khớp cắn của bệnh nhân. Để biết chính xác trường hợp của mình có thể thực hiện được hay không thì bạn có thể nhờ sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
3.2. Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Loại hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại là loại hàm có thể tháo lắp dễ dàng khá tiện lợi cho việc ăn uống, vệ sinh. Loại này sẽ ôm sát răng cửa giữa 2 răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc phần lưỡi để giữ hàm chắc chắn.
Để chế tác loại hàm này bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu và gửi về labo sản xuất để phù hợp với cung răng. Loại hàm tháo lắp bằng kim loại sẽ có độ bền cao, áp dụng được trong nhiều trường hợp, không phải thay mới.
Nhược điểm khi sử dụng loại hàm không cố định để duy trì răng nói chung là khả năng quên đeo, đeo không đủ thời gian cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giữ ổn định chắc chắn cho răng và làm răng dịch chuyển.
Ngoài ra thao tác đeo hàm sai hoặc ăn uống quên tháo hàm cũng có nguy cơ làm gãy vỡ hàm làm tốn thêm chi phí. Hàm tháo lắp kim loại vì ôm sát cung hàm từ bên ngoài nên cũng sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ khi đeo nhiều hơn so với hàm cố định.
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại có độ bền cao, chịu lực tốt
3.3. Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
Nếu bạn muốn đeo hàm duy trì sau niềng răng đảm bảo sự thoải mái và thẩm mỹ thì có thể tham khảo hàm tháo lắp bằng nhựa trong suốt. Sản phẩm này cũng được chế tác dựa trên thông số cá nhân hoá vừa vặn với cung hàm của mỗi người.
Dạng máng duy trì bằng nhựa trong suốt sẽ không dễ nhận ra giúp bạn có thể đeo mọi lúc mọi nơi mà không lo ngại về thẩm mỹ. Bạn có thể tháo lắp dễ dàng nên ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng thuận lợi hơn, hạn chế được các vấn đề bệnh lý về răng miệng.
Khi sử dụng loại hàm này để duy trì sự ổn định cho răng sẽ đạt hiệu quả cao nhưng cần đeo đủ thời gian theo chỉ định. Nếu quên đeo hoặc đeo không đủ thời lượng quy định thì răng sẽ bị xô lệch, di chuyển ảnh hưởng kết quả niềng răng.
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt được ưa chuộng vì có tính thẩm mỹ cao
4. Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng thường sẽ kéo dài từ 3 - 5 tháng hoặc lâu hơn là 12 tháng kể từ khi tháo niềng. Tuỳ vào trường hợp bệnh nhân mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ trong thời gian ngắn hoặc dài.
Thông thường trong những tháng đầu tiên bệnh nhân phải đeo hàm hoặc máng duy trì trong suốt cả ngày, trừ lúc ăn uống vệ sinh. Sau khoảng thời gian chỉ định thì bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bệnh nhân tiếp tục đeo hàm nhưng với tần suất giảm dần để đảm bảo kết quả niềng răng nguyên vẹn.
Ví dụ như trong 3 - 5 tháng đầu tiên bệnh nhân sau khi tháo niềng cần đeo liên tục tối thiểu từ 12 - 20 giờ mỗi ngày. Đến khoảng 6 - 12 tháng tiếp theo bạn có thể đeo hàm duy trì vào buổi tối và có thể giảm tần suất thành 3 - 4 buổi tối mỗi tuần, sau đó là 2 - 3 buổi.
Hàm duy trì cần được đeo tối thiểu 12 - 20 giờ mỗi ngày trong khoảng 12 tháng
5. Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau niềng răng
5.1. Đeo hàm duy trì bị chạy răng phải làm sao?
Hàm duy trì niềng răng là dụng cụ hỗ trợ cho bệnh nhân sau khi tháo niềng có thể duy trì kết quả sau niềng. Tuy nhiên do một vài nguyên nhân như đeo không đủ thời gian, đeo sai cách sẽ dẫn đến răng bị chạy.
Lúc này bác sĩ sẽ xử lý tình trạng này theo từng mức độ chạy răng của bệnh nhân bằng các cách như sau:
-
Làm lại hàm duy trì
Trường hợp hàm duy trì bị lỏng, không ôm sát thân răng thì bạn nên đến gặp nha sĩ để tiến hành làm lại hàm duy trì mới trước khi răng bị ảnh hưởng. Nên thực hiện kiểm tra chế tác hàm duy trì ở nha khoa uy tín có đủ điều kiện vật chất chuyên môn để chất lượng, hiệu quả hàm hay khay duy trì được tối ưu.
-
Đeo đủ thời gian quy định
Trong giai đoạn sau khi tháo niềng răng quyết định hiệu quả của quá trình chỉnh nha là ở chính người niềng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian đeo niềng để ngăn ngừa răng chạy sau khi tháo niềng.
-
Niềng răng lại thêm một lần nữa
Nếu tình trạng răng chạy ở mức không thể xử lý được thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo niềng răng từ 3 - 6 tháng nữa. Điều này sẽ giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn và trả lại kết quả tốt đẹp ban đầu.
Bạn có thể sẽ phải niềng răng lại nếu như không đeo hàm duy trì đủ thời lượng
5.2. Cách vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Hàm hay khay duy trì được vệ sinh đúng cách sẽ đảm bảo tuổi thọ và sức khỏe răng miệng của người dùng. Mỗi ngày sau khi ăn uống và vệ sinh răng miệng bạn cũng nên vệ sinh luôn hàm duy trì.
Đối với hàm cố định sau niềng răng thì vệ sinh tương tự như khi còn đeo mắc cài niềng răng. Chú ý vệ sinh nhẹ nhàng và tránh làm bong tụt dây thép gây trở ngại cho quá trình duy trì răng.
Nếu sử dụng khay duy trì bằng kim loại hoặc máng nhựa trong suốt thì không nên dùng nước nóng để vệ sinh. Hãy dùng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng để vệ sinh dụng cụ này nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, cặn bẩn còn dắt trên hàm.
5.3. Cách ăn uống khi đeo hàm duy trì cố định
Đối với loại hàm cố định duy trì sau niềng răng việc ăn uống sẽ cần cẩn thận hơn so với khi dùng hàm tháo lắp. Dây thép mỏng cố định sau răng có kích cỡ mỏng nhẹ, cố định bằng composite chắc chắn nhưng cũng không tránh khỏi việc biến dạng khi gặp tác động mạnh.
Bởi vậy khi ăn uống bạn cần chọn lọc các loại thức ăn mềm, dễ nhai nuốt đồng thời cũng hạn chế các loại thức ăn không tốt cho răng. Các loại thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có ga, cà phê, socola, thức ăn cứng sẽ ảnh hưởng đến hàm cố định và sức khỏe răng miệng, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tác dụng, phân loại và những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau khi tháo niềng răng. Hy vọng qua những thông tin này từ Align Dental bạn đã có thêm cho mình nhiều dữ kiện hữu ích để có thể chăm sóc bảo vệ răng miệng tốt hơn sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
Thông tin liên hệ nha khoa Align Dental chúng tôi qua:
- Địa chỉ: Số 9 Ngõ 2 Tam Khương, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số hotline: 084 269 9888 hoặc 0904.560.411
- Fanpage: https://www.facebook.com/aligndentaltamkhuong/
Nguyễn Mạnh Thành
Đại học Y khoa, phòng khám nha khoa Align Dental
- Giảng viên đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp Thạc sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ nội trú 2013
- Tốt nghiệp lớp cao học Pháp Việt trường Bordeaux 2 năm 2011
dịch vụ nha khoa
BÀI VIẾT NỔI BẬT
[hỏi - đáp] niềng răng có hết cằm lẹm không? phương pháp xử lý
Mặt lệch bên phải thì nhai bên nào? cách điều trị tốt nhất
Niềng răng vẩu mất bao lâu? quy trình niềng răng vẩu tại align dental
Nguyên nhân bị dây cung đâm vào má? cách xử lý nhanh chóng?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TIN TỨC LIÊN QUAN